Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Một số vấn đề về công tác quảng bá điện ảnh Việt Nam ra thế giới

ca xèng

LHP quốc tế Hà Nội là dịp tốt để quảng bá phim Việt Nam - Ảnh: Tuấn Minh

 

1. Vấn đề chung

Điện ảnh là loại hình có ưu thế mạnh mẽ, kết hợp nghe nhìn và công nghệ, tác động trực diện đến nhiều giác quan, dễ tạo cảm xúc, sức lay động tâm hồn và thuận lợi để tiếp cận với công chúng. Vì thế, rất nhiều nền điện ảnh trên thế giới đều tận dụng tối đa phim ảnh để truyền tải thông điệp của đời sống xã hội, những vấn đề mang tiếng nói chung của toàn cầu hoặc tiếng nói riêng của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, dân tộc.

Vấn đề quảng bá điện ảnh ra thế giới có lẽ là vấn đề mà bất cứ nền điện ảnh nào cũng có những tham vọng, mục tiêu, chiến lược để đạt được mục đích cuối cùng, đó là xác lập được tên tuổi nền điện ảnh quốc gia, dân tộc trên bản đồ điện ảnh thế giới. Cùng đó là chiến lược quảng bá văn hóa, chiến lược kinh doanh, xây dựng công nghiệp điện ảnh.

2. Sơ lược về dấu ấn của Điện ảnh Việt Nam ở nước ngoài

Tham dự các Liên hoan phim quốc tế

Những thập niên trước 1990

Điện ảnh Việt Nam có hơn 70 năm xây dựng và phát triển, trưởng thành trong chiến tranh cách mạng, đạt nhiều thành tựu, đã từng ghi danh trên trường quốc tế và được thế giới biết đến từ những thập niên 60, 70, 80  của thế kỷ trước thông qua các bộ phim ở cả ba loại hình phim truyện, phim tài liệu và phim hoạt hình tham dự các Liên hoan phim quốc tế (LHPQT) như: LHPQT Matxcơva (Liên bang Xô viết), LHPQT Berlin, LHPQT Lepzic (Đức), LHPQT Calovy Vary (Tiệp khắc), LHPQT Taskent (nay thuộc Uzbekistan độc lập) và được trao các giải thưởng như: Huy chương vàng, Bồ câu vàng, Bông hồng vàng của các liên hoan cho tác phẩm cũng như cho cá nhân các nghệ sĩ của điện ảnh Việt Nam… Đây cũng là những tác phẩm vẫn được xếp vào hàng phim điện ảnh kinh điển của Việt Nam và được đưa vào giảng dạy tại các trường Đại học đào tạo điện ảnh chuyên ngành trên cả nước.

Khoảng 10 năm trở lại đây

Ước tính có gần 20 bộ phim của Việt Nam được giới thiệu trên các website của các LHPQT nổi tiếng thế giới, hoặc được lựa chọn để tranh giải chính thức tại các LHPQT uy tín và các LHPQT khác (Phụ lục số 01 kèm theo).

Hợp tác sản xuất phim với nước ngoài và cung cấp dịch vụ sản xuất phim

Việc hợp tác sản xuất phim giữa điện ảnh Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới cũng đã hình thành từ những thập niên 80, 90 như hợp tác sản xuất với Liên Xô (phim Tọa độ chết, 1985), với Đức (phim Những mảnh đời rừng, 1987), với Angieri (phim Bông sen, năm 1998)… Từ hơn 10 năm trở lại đây, có nhiều dự án hợp tác sản xuất phim giữa Việt Nam và các đối tác nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam.

Hoạt động cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho đối tác nước ngoài: Cũng trong thập niên 90, Điện ảnh Việt Nam cũng đã có cung cấp dịch vụ sản xuất các bộ phim như: Đông Dương, Người tình, Điện Biên Phủ của điện ảnh Pháp (và một số phim khác). Có thể đánh giá đây là những bộ phim thành công về việc cung cấp dịch vụ làm phim cho đối tác nước ngoài, tạo hiệu ứng, dư âm tốt về năng lực cung cấp dịch vụ sản xuất phim của Việt Nam; đồng thời các bộ phim này đã góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến với thế giới một cách hiệu quả, tạo được làn sóng du lịch đến Việt Nam, đến với Vịnh Hạ Long (bối cảnh quay phim Đông Dương, Mùa hè chiều thẳng đứng), đến với Cần Thơ (bối cảnh quay phim Người tình), đến với Hà Nội, Mai Châu (Hòa Bình) (bối cảnh quay phim Điện Biên Phủ).

Tiếp sau đó là các dự án sản xuất phim như: Người Mỹ trầm lặng, Kong: Đảo đầu lâu, Hành trình tình yêu của Mỹ, Bầu trời đỏ của Pháp, Tình yêu vô hình của Trung Quốc, Taxi Driver 2 của Hàn Quốc. Bộ phim này không chỉ quay phim ở Việt Nam mà còn có nội dung về cuộc sống ở Việt Nam… đã tạo được làn sóng quan tâm đến Việt Nam của nhiều khán giả thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Hình ảnh Việt Nam và các điểm đến của Việt Nam được xuất hiện giới thiệu liên tục từ khi bộ phim được phát hành trên nền tảng số. Đánh giá về thủ tục hành chính của Việt Nam trong việc cấp Giấy phép quay phim này ở Việt Nam, ông Dean Garfiled, Phó Chủ tịch toàn cầu phụ trách chính sách công và quan hệ Chính phủ của Netflix đã khẳng định rằng chưa bao giờ ông thấy các thủ tục được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng như vậy!

Theo thống kê của Cục Điện ảnh, trong khoảng 10 năm từ 2013 đến hết 6 tháng đầu năm 2023 có 256 dự án sản xuất phim có yếu tố nước ngoài, gồm các phim hợp tác sản xuất giữa Việt Nam và nước ngoài, phim của nước ngoài đến Việt Nam thực hiện cảnh quay và do Việt Nam cung cấp dịch vụ sản xuất. Trong đó, năm 2016 có 37 dự án, năm 2019 - trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát - có 35 dự án, 2020 có 30 dự án. Và sau khi dịch COVID thì số lượng giảm đi đáng kể, năm 2021 chỉ có 7 dự án, 2022 có 22 dự án, 6 tháng đầu năm 2023 mới có 2 dự án (Phụ lục số 01 kèm theo).

Về hoạt động phát hành phim Việt Nam ra thế giới

Trong khoảng 5 năm gần đây, một số các bộ phim có doanh thu cao ở Việt Nam đã được các doanh nghiệp sản xuất phim chủ động phát hành ra nước ngoài và có kết quả khá ấn tượng. Quý vị tiếp cận thông tin trên báo chí chính thức trong nước có thể thấy số liệu doanh thu đáng mừng của các bộ phim đã từng đạt doanh thu lớn tại Việt Nam khi phát hành tại nước ngoài (Mỹ, Trung Quốc, Australia…) như phim: Bố già, Hai Phượng, Lật mặt 4: Nhà có khách… Tuy nhiên, vấn đề phát hành phim Việt Nam ra nước ngoài vẫn luôn gặp khó khăn dù vẫn được các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, các nhà quản lý điện ảnh quan tâm, hỗ trợ.

3. Đánh giá chung

Những con số các dự án sản xuất phim hợp tác, cung cấp dịch vụ cho đối tác nước ngoài, các giải thưởng của phim Việt Nam tại các LHPQT trên thế giới và số phim Việt Nam được phát hành ở nước ngoài dù chưa nhiều và không đều do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể thấy rằng, điện ảnh Việt Nam đã được khẳng định ít nhiều ở nước ngoài.

Việc các đạo diễn trẻ và các bộ phim của Việt Nam tham dự, được chọn dự thi, được đề cử và đoạt giải tại các LHPQT uy tín là tín hiệu đáng mừng cho điện ảnh Việt Nam - một nền điện ảnh chưa có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng công nghiêp điện ảnh. Việc các phim của điện ảnh Việt Nam phát hành được và có doanh thu nhất định tại thị trường điện ảnh thế giới chứng tỏ sức bật của các doanh nghiệp sản xuất phim của Việt Nam, đặc biệt sau đại dịch COVID-19. Điện ảnh Việt Nam cũng đã phát lộ những tài năng điện ảnh.

Việc các nhà làm phim nước ngoài đến Việt Nam để sản xuất phim và sử dụng dịch vụ sản xuất phim của Việt Nam đã cho thấy sự hấp dẫn và một số điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, về vận chuyển, giao thông, về tính năng động và chuyên nghiệp của các cơ sở sản xuất phim, cung cấp dịch vụ tổ chức bối cảnh quay phim ở Việt Nam… là không thể phủ nhận trong thời gian qua.

Tuy nhiên, những yếu tố tích cực nêu trên còn ở tình trạng bấp bênh, khó định đoán và chưa đủ để tổng hợp thành cơ sở dữ liệu về điện ảnh Việt Nam, đặc biệt về việc quảng bá điện ảnh Việt Nam ra nước ngoài.

4. Câu hỏi đặt ra

Thực tế đó khiến các nhà hoạt động điện ảnh ở Việt Nam, các nhà quản lý, nhà sản xuất phim, nhà cung cấp dịch vụ sản xuất phim ở Việt Nam, đã tự đặt cho chính mình những câu hỏi: Làm thế nào để quảng bá điện ảnh Việt Nam ra thế giới một cách hiệu quả? Cần làm gì, có chính sách như thế nào để thu hút các đối tác nước ngoài đến Việt Nam làm phim, để hợp tác sản xuất phim và sử dụng dịch vụ sản xuất phim của Việt Nam? Chúng ta đã làm được những gì và còn những công việc nào cần phải thực hiện?

5. Nhiệm vụ đã thực hiện        

Một số nhiệm vụ Cục Điện ảnh đã được Bộ VHTTDL chỉ đạo chủ trì tổ chức, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện trong nhiều năm qua với mục đích xây dựng, phát triển ngành điện ảnh Việt Nam, trong đó có nhiệm vụ quảng bá điện ảnh Việt Nam ra nước ngoài:

Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định cho hoạt động điện ảnh, trong đó mới nhất là Luật Điện ảnh năm 2022 được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1-1-2023; Nghị định số 131/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Điện ảnh năm 2022. Luật và Nghị định đều dành các Chương, Điều để quy định về quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh. Một số quy định mới, thông thoáng, phân cấp, tạo điều kiện cho nhiều tổ chức tham gia hoạt động quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh với các hình thức tổ chức các Liên hoan phim, Giải thưởng phim, Tuần phim; Quy định về chế độ ưu đãi đối với tổ chức nước ngoài sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam: “Tổ chức nước ngoài sản xuất phim sử dụng bối cảnh quay tại Việt Nam, các dịch vụ sản xuất phim do tổ chức của Việt Nam cung cấp được ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế”.

Ký thỏa thuận Hiệp định hợp tác điện ảnh với một số quốc gia có nền điện ảnh phát triển hoặc là đối tác truyền thống của Việt Nam như: Thỏa thuận hợp tác Điện ảnh Việt Nam - Hàn Quốc với Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc (KOFIC) năm 2016, Thỏa thuận hợp tác Điện ảnh với Cơ quan quản lý điện ảnh Pháp (CNC) năm 2017, Thỏa thuận Hợp tác với Hiệp hội các nhà làm phim Ba Lan năm 2018. Việc ký kết các thỏa thuận hợp tác phù hợp với xu thế chung trên thế giới, được các nước có nền công nghiệp điện ảnh phát triển tận dụng triệt để.

Tham dự các LHPQT: Từ năm 2010 đến nay, Điện ảnh Việt Nam đã tham gia 148 Liên hoan Phim quốc tế, với 330 lượt phim tham dự; tổ chức 63 Chương trình giới thiệu phim Việt Nam ra nước ngoài, với 266 lượt đầu phim; cử 197 đoàn ra nước ngoài dự Liên hoan Phim, tuần phim, nghiên cứu, học tập, khảo sát, thực tập nâng cao tay nghề với 659 lượt đại biểu. Hỗ trợ đoàn nghệ sĩ đi giới thiệu và giao lưu điện ảnh quốc tế.

Bộ VHTTDL chủ trì tổ chức các sự kiện điện ảnh thông qua các tuần phim, các chương trình điện ảnh Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức các chương trình chiếu phim, gặp gỡ giao lưu nghệ sĩ và khán giả tại nước ngoài, kết hợp đẩy mạnh quảng bá du lịch, giới thiệu văn hóa, con người Việt Nam, địa điểm quay phim tại Việt Nam, danh lam thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng tại Việt Nam.

Chọn và in các bộ sưu tập phim có chất lượng cao, làm phụ đề nhiều ngôn ngữ để giới thiệu tại các chương trình phim Việt Nam ở nước ngoài. Tài trợ in bản phim số, làm phụ đề cho các phim tham dự liên hoan phim quốc tế.

Tài trợ mua một số bản phim truyện Việt Nam có bản quyền của các đơn vị sản xuất để đưa vào danh sách chiếu giới thiệu phim Việt Nam hằng năm tại nhiều quốc gia trong các sự kiện kỷ niệm các năm tròn, năm chẵn quan hệ ngoại giao, sự kiện văn hóa khác.

Sáng lập và tổ chức LHPQT Hà Nội từ năm 2010-2022 đã tổ chức được 6 kỳ Liên hoan Phim, định kỳ 2 năm một lần. (Do đại dịch COVID-19 nên năm 2020 HANIFF hoãn tổ chức). Thương hiệu LHPQT Hà Nội - HANIFF đã dần được khẳng định, thu hút được nhiều nền điện ảnh trên thế giới tham dự, số lượng và chất lượng các phim tham dự Liên hoan Phim ổn định theo hướng phát triển.

Bên cạnh LHPQT Hà Nội, nhiều liên hoan phim chuyên đề, một số Liên hoan Phim mang tính quốc tế cũng được nhiều tổ chức, đơn vị tổ chức tại Việt như: Liên hoan phim Điện ảnh Thể thao, Liên hoan phim Tài liệu quốc tế, Liên hoan Phim Pháp ngữ, Liên hoan phim EU, Liên hoan phim Nhân học, Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng 2023…

Tăng cường quảng bá trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, trên các nền tảng truyền thông số về hoạt động hợp tác quốc tế về điện ảnh. Chủ trì tổ chức các cuộc hội thảo về điện ảnh Việt Nam tại nước ngoài hoặc trong nước có sự tham gia của các nghệ sĩ, các nhà hoạt động điện ảnh nước ngoài.

6. Một số nhiệm vụ cần thực triển khai trong thời gian tới để thúc đẩy quảng bá điện ảnh Việt Nam ra nước ngoài

Về chính sách: hoàn thiện hệ thống chính sách thiết thực và có khả năng thực thi để xây dựng môi trường làm phim thu hút các nhà đầu tư, nhà sản xuất phim nước ngoài đến Việt Nam, trong đó chú trọng những chính sách về tài chính, huy động và hiện thực hóa các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, xã hội hóa, kết nối các nguồn vốn một cách hiệu quả, thuận lợi; nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế ở lĩnh vực điện ảnh.

Về sản xuất phim: Chú trọng xây dựng tác phẩm điện ảnh cho các hoạt động đối ngoại; hỗ trợ các tài năng, đầu tư xây dựng và sản xuất thành công các dự án phim có chất lượng tốt, mang bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo để có thể tiếp cận thị trường điện ảnh khu vực và quốc tế, thành công tại các LHPQT nhiều hơn. Tổ chức các cuộc thi kịch bản, sản xuất phim thể nghiệm, phim đầu tay, thi tài năng trẻ.

Về quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh:

Xây dựng gian hàng của Việt Nam tại các LHPQT nổi tiếng để giới hiệu điện ảnh Việt Nam một cách chính thống, bài bản, cung cấp thông tin về tác phẩm điện ảnh Việt, các bối cảnh làm phim, điều kiện làm phim, chính sách ưu đãi trong hợp tác sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim để các nhà làm phim nước ngoài biết đến và xúc tiến hợp tác. Nhiệm vụ này cần được các cơ quan chuyên ngành tham mưu, Bộ VHTTDL chỉ đạo, phối hợp với các địa phương cùng xúc tiến để có thể hiện thực hóa, góp phần quảng bá điện ảnh Việt Nam, quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới.

Thường xuyên cập nhật thông tin, tham gia các liên hoan phim, hội chợ phim quốc tế và khu vực; có kế hoạch giới thiệu điện ảnh Việt Nam bài bản. Việc tham gia nhiều các Liên hoan phim, sự kiện điện ảnh quốc tế uy tín là cách để tạo ra nhiều cơ hội giới thiệu, sản xuất hoặc hợp tác sản xuất phim, mở rộng giao lưu, hợp tác sản xuất và cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài; tham gia chợ phim để tổ chức giới thiệu, mua bán phim, các thiết bị kỹ thuật của ngành điện ảnh, tạo cơ hội hợp tác, ký kết các hoạt động điện ảnh.

Tổ chức những sự kiện điện ảnh, xây dựng Đề án tổ chức những Liên hoan phim mang tính quốc tế định kỳ mang dấu ấn riêng của đất nước: Liên hoan phim du lịch, Liên hoan phim thanh thiếu niên, phụ nữ, Liên hoan phim môi trường...

Cần thiết phải xây dựng được cơ sở dữ liệu của ngành Điện ảnh Việt Nam, với nội hàm gồm các thông tin của ngành, về chính sách phát triển điện ảnh, về các hoạt động điện ảnh như sản xuất phim, phát hành, phổ biến phim, lưu chiểu, lưu trữ phim, đào tạo, quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh, cung cấp dịch vụ làm phim, nguồn nhân lực, trang thiết bị điện ảnh...; các dữ liệu có liên quan như danh lam thắng cảnh có thể chọn làm bối cảnh quay phim, các chế độ ưu đãi...

Cùng với những nhiệm vụ nêu trên, một công việc hết sức quan trọng, thiết thực cần được các cơ quan tham mưu, các Bộ, ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ, tích cực để thực hiện tốt nhiệm vụ luật hóa các chủ trương, hiện thực hóa các quy định của Đảng và Nhà nước một cách hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng trong thực tiễn, xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam, trong đó công tác quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam, liên kết phát triển du lịch thông qua điện ảnh, góp phần thực hiện Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 15-5-2023 về việc Phê duyệt chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 của Thủ tướng Chính phủ, với những nhiệm vụ và giải pháp để quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới.

 

CỤC ĐIỆN ẢNH

 

 

_______________

PHỤ LỤC 01

DỰ ÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ, HỢP TÁC LÀM PHIM VỚI NƯỚC NGOÀI, 2013 – 8/2023

Đơn vị: Dự án

 

 

Năm

Số dự án

2013

24

2014

22

2015

27

2016

37

2017

22

2018

28

2019

35

2020

30

2021

07

2022

22

Đến hết tháng 8 năm 2023

04

 

 

 

 

PHỤ LỤC 02

 MỘT SỐ PHIM CỦA ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG, ĐƯỢC CHIẾU, HOẶC TRANH GIẢI CHÍNH THỨC TẠI MỘT SỐ LIÊN HOAN PHIM QUỐC TẾ NỔI TIẾNG THẾ GIỚI VÀ CÁC LHPQT KHÁC (để tham khảo)

 

1. Phim Cha và con, và của đạo diễn Phan Đăng Di được Liên hoan Phim Berlin chọn chính thức tranh giải “Gấu vàng” cho phim truyện dài năm 2015 tại LHPQT Berlin (Đức).

2. Phim ngắn Một khu đất tốt của đạo diễn Phạm Ngọc Lân được chọn tranh giải tại Liên hoan phim Berlin (Đức) năm 2019.

3. Phim Chơi vơi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên được trao giải của Hiệp hội Phê bình điện ảnh quốc tế tại LHPQT Venice (Italia).

4. Phim Đập cánh giữa không trung của đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp được trao Giải phim đầu tay hay nhất tại Tuần lễ phê bình phim quốc tế Venice thuộc khuôn khổ LHPQT Venice dành cho phim đầu tay (2014).

5. Phim Bí mật của gió của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình được chọn chiếu ở hạng mục Cửa sổ điện ảnh Á châu tại LHPQT Busan lần thứ 24 (2019).

6. Phim Ròm của đạo diễn Trần Thanh Huy đoạt giải “Làn sóng mới” tại LHPQT Busan 2019, giải Phim điện ảnh đầu tay xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim Fantasia (Montreal, Canada) lần thứ 24 năm 2020.

7. Phim Song Lang đoạt giải Diễn viên triển vọng cho nghệ sĩ Liên Bỉnh Phát) tại Liên hoan phim Tokyo (Nhật Bản) năm 2018; giải “Đạo diễn xuất sắc nhất” và “Samir Farid Prize” tại Liên hoan phim châu Á Sharm el-Sheikh (Ai Cập) năm 2019.

8. Phim Cha cõng con của đạo diễn Lương Đình Dũng đoạt giải “Phim truyện xuất sắc nhất” tại Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương Mỹ Latinh lần thứ 17 tại Washington (Mỹ), 2017. Phim này cũng được đề cử, hoặc được trao các giải thưởng như được đề cử các hạng mục quan trọng như “Quay phim xuất sắc”, “Phim nước ngoài xuất sắc”, “Diễn viên xuất sắc”, “Âm thanh xuất sắc” tại LHPQT ReelHeart (Canada) lần thứ 13 và giành giải “Quay phim xuất sắc” (nhà quay phim Lý Thái Dũng); được lựa chọn cho vòng cạnh tranh chính thức tại LHP Tallinn Black Nights lần thứ 21. Tại Liên hoan phim độc lập Mỹ lần thứ 6 được tổ chức ở New York, bộ phim đoạt giải “Đạo diễn xuất sắc nhất” (Best Director) và giải “Quay phim xuất sắc nhất” (Best Cinematographer)…

9. Phim Mây nhưng không mưa của đạo diễn Vũ Minh Nghĩa và Phạm Hoàng Minh Thy lọt vào danh sách 12 phim ngắn tranh giải hạng mục Orizzonti Short tại Liên hoan phim Venice 2020.

10. Phim Miền ký ức của đạo diễn Bùi Kim Quy đã giành giải thưởng cao nhất tại LHP Las Palmas de Gran Canaria lần thứ 21, Tây Ban Nha.

11. Phim Maika, cô bé đến từ hành tinh khác của đạo diễn Hàm Trần và Nguyễn Phan Quang Bình được phát hành tại Bắc Mỹ; được chọn tham dự chính thức LHP Sudance 2022, công chiếu ở hạng mục phim thiếu nhi.

12. Phim Memento Mori: Đất (2022) của đạo diễn Marcus Vũ Mạnh Cường là đại diện duy nhất của Việt Nam được chọn tranh giải ở hạng mục Làn sóng Mới (New Currents) của , Hàn Quốc. Tại LHP châu Á Đà Nẵng 2023, phim được trao giải thưởng của Mạng lưới khuyến khích phát triển điện ảnh châu Á (Giải NETPAC).

13. Phim Tro tàn rực rỡ của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên giành được Giải thưởng lớn - Giải thưởng danh giá nhất tại Liên hoan Phim Ba Châu lục (Festival des 3 Continents), cũng như tạo tiếng vang lớn ở LHPQT Tokyo 2022. Năm 2022, Tro tàn rực rỡ là phim Việt tranh giải tại hạng mục Official Competition, LHPQT Tokyo và là phim Việt đầu tiên có sự kiện World Premiere tại liên hoan phim này

14. Phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương, đạo diễn Hà Lệ Diễm vào danh sách rút gọn 15 phim tài liệu xuất sắc của . Trước đó, bộ phim Những đứa trẻ trong sương đã đạt giải Phim quốc tế xuất sắc tại Liên hoan phim Docaviv và giải Đạo diễn xuất sắc tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam năm 2021. Tại LHP châu Á Đà Nẵng năm 2023, Những đứa trẻ trong sương được trao giải Phim xuất sắc nhất.

15. Phim truyện Bên trong vỏ kén vàng của đạo diễn Phạm Thiên Ân là phim Việt duy nhất được chọn vào danh sách 19 phim được giới thiệu tại LHPQT Cannes 2023, được trao giải thưởng “Máy quay vàng” cho tác phẩm đầu tay.

(Thống kê chưa đầy đủ)

 

                                                                                                               

-----------------------

Tham luận tại Hội thảo “Thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 –Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn” do ca xèng tổ chức (9/2023)

 

;