Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Văn hóa > Du lịch

Bản sắc văn hóa tộc người góp phần phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Là huyện có nhiều khó khăn, thế nhưng Đà Bắc lại sở hữu và hội tụ những điều kiện về lịch sử, văn hóa độc đáo, đặc sắc. Điều kiện tự nhiên rừng nguyên sinh, vùng hồ, non nước hữu tình, núi non kỳ vĩ là tiềm năng riêng có để phát triển các loại hình du lịch. Trong những năm gần đây, huyện đã có nhiều giải pháp cụ thể để phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) gắn với khai thác tiềm năng thiên nhiên, bản sắc văn hóa, hướng tới xóa đói giảm nghèo, cải thiện phát triển bền vững đời sống nhân dân.

Nhu cầu phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngành Du lịch TP.HCM có thế mạnh về mạng lưới giao thông đường thủy với 2 con sông lớn là Sài Gòn và Đồng Nai chảy qua cùng với các sông nhỏ, các kênh rạch với chiều dài khoảng 1.000km. Do vậy, tiềm năng về phát triển du lịch đường sông tại TP.HCM là rất lớn, gắn kết chặt chẽ với các tỉnh như: Bình Dương, Tây Ninh, Ðồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mục đích của bài viết nhằm nghiên cứu thực trạng nhu cầu sản phẩm du lịch đường sông, đồng thời đề xuất giải pháp phát triển du lịch đường sông tại TP.HCM.

Giải pháp tăng cường quảng bá, thông tin về nghệ thuật múa rối trong phát triển du lịch ở Việt Nam

Nghệ thuật biểu diễn múa rối là một phần quan trọng của văn hóa truyền thống Việt Nam, đã phát triển từ hàng trăm năm nay. Với những giá trị văn hóa và nghệ thuật độc đáo, múa rối đã trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Nghệ thuật biểu diễn múa rối với vai trò là một trong những sản phẩm du lịch đã tạo nên một trải nghiệm văn hóa độc đáo và hấp dẫn cho du khách. Múa rối không chỉ là một màn biểu diễn mà còn là một hình thức giao lưu văn hóa giữa nghệ sĩ và khán giả. Qua múa rối, du khách có cơ hội tìm hiểu về truyền thống và lịch sử của Việt Nam, cũng như những giá trị văn hóa và tâm linh mà nó mang lại.

Phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Hà Nội

Hà Nội - thành phố nổi tiếng với nhiều kiến trúc trăm tuổi, các khu phố cổ nhộn nhịp, có những ngôi chùa rêu phong cổ kính và rất nhiều món ăn mang đậm phong vị Việt. Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch của cả nước. Hà Nội là điểm đến với nhiều thế mạnh trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Trong đó, sản phẩm du lịch đêm là một trong những điểm thu hút với du khách trong nước và quốc tế. Khám phá Hà Nội về đêm khi mặt trời khuất bóng, các con phố lên đèn với nhiều hoạt động lung linh đầy thú vị khiến khách du lịch không thể bỏ lỡ khi đến Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Thực trạng phát triển các mô hình sản phẩm dịch vụ du lịch đêm tại Phú Quốc

Phú Quốc là một trong 12 địa phương được chọn thí điểm Đề án “Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm”. Được đánh giá có rất nhiều lợi thế để phát triển sản phẩm du lịch đêm (SPDLĐ). Thực tế, trước khi có đề án, Phú Quốc đã là điểm đến có các hoạt động du lịch đêm rất sôi động và phong phú. Bài viết nêu thực trạng phát triển các mô hình SPDLĐ tại Phú Quốc, trong đó phân tích các điều kiện phát triển du lịch, khái quát về các SPDLĐ và đánh giá về mức độ hài lòng của du khách đối với các mô hình. Kết quả thu được góp phần đề ra một số giải pháp phát triển loại hình du lịch này, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến Phú Quốc.

Xây dựng sản phẩm mới - hát chặp cải lương phục vụ hoạt động du lịch tại cồn Thới Sơn, Tiền Giang

Bài viết nghiên cứu và phân tích thực trạng phát triển và sử dụng sản phẩm du lịch văn hóa, nghệ thuật tại cồn Thới Sơn, tỉnh Tiền Giang đồng thời tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của việc đưa âm nhạc đờn ca tài tử vào phục vụ trong thời gian qua và xác định những tồn tại trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, nghệ thuật này. Bên cạnh các nội dung về tận dụng lợi thế và năng lực cạnh tranh của cồn Thới Sơn, bài viết còn đề xuất các giải pháp phù hợp để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, nghệ thuật tại địa phương, đặc biệt là ứng dụng và phát huy nghệ thuật hát chặp cải lương với ca hát kết hợp diễn xướng phục vụ du lịch.

Nâng cao chất lượng dịch vụ tại khu du lịch Pù Luông - tỉnh Thanh Hóa

Với những điều kiện thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên, hệ động thực vật phong phú, nét đẹp bản sắc văn hóa của cộng đồng người Mường, Thái... Pù Luông những năm gần đây được đầu tư xây dựng phục vụ cho phát triển du lịch với nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, bên cạnh những ấn tượng tốt mà du khách cảm nhận được, vẫn còn tồn tại những vấn đề khiến chất lượng dịch vụ nơi đây chưa hoàn thiện, ảnh hưởng đến giá trị chuyến đi của du khách. Để khắc phục tình trạng này, góp phần đưa Pù Luông trở thành điểm đến lý tưởng của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung, bài viết chỉ ra thực trạng tồn tại trong chất lượng dịch vụ du lịch tại khu du lịch này và đề xuất những phương hướng giải quyết.

Phát triển du lịch gắn với lễ hội ở tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh được đánh giá là một trong những vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch nổi bật và đặc sắc nhất cả nước, không chỉ bởi nơi đây sở hữu vịnh Hạ Long - di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới cùng nhiều khu di tích danh thắng nổi tiếng, mà còn bởi sự hiện diện của các lễ hội truyền thống và hiện đại được xem là sản phẩm văn hóa hấp dẫn thu hút du khách, đặc biệt là du khách quốc tế trong lộ trình phát triển du lịch văn hóa và công nghiệp văn hóa của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, để có thể khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn tài nguyên văn hóa này, góp phần vào mục tiêu phấn đấu đưa Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, vẫn còn rất nhiều việc cần làm trong thời gian tới.

Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch biển tại tỉnh Bến Tre

Nội dung của bài viết nhằm phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch biển tỉnh Bến Tre, những tồn tại của việc phát triển sản phẩm du lịch biển trong thời gian qua; đề xuất giải pháp phù hợp với lợi thế và năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch biển địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch biển được đề xuất không những góp phần giúp du lịch biển các tỉnh miền Tây Nam Bộ nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng phát triển, mà còn hướng đến việc không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về khai thác sản phẩm du lịch biển trong tương lai gần.