Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Văn hóa > Cổ truyền

Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều (Quảng Bình)

Đồng bào Bru - Vân Kiều tại Quảng Bình chủ yếu sinh sống tại các bản làng trên dãy Trường Sơn ở phía Tây của địa phương này. Nơi đây có khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, mưa lũ liên miên. Từ xa xưa, đồng bào sống du canh du cư, phát, đốt, trỉa để sinh tồn, dựa vào tự nhiên. Sau nhiều năm thực hiện chính sách định canh, định cư của Đảng và Nhà nước, đồng bào đã ổn định đời sống tại các bản làng.

Giữ gìn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống của dân tộc Tày ở Lạng Sơn trong xã hội hiện đại

Lễ hội truyền thống (LHTT) là một trong những giá trị văn hóa phi vật thể vô vùng quý giá của dân tộc Tày, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong xã hội hiện đại, góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú cho cộng đồng người Tày, các dân tộc thiểu số trong vùng và du khách đến với vùng miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, quá trình tổ chức LHTT trong xã hội hiện đại cũng đặt ra nhiều thách thức như: truyền thống và hiện đại, văn hóa và kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch… Từ đó, đòi hỏi phải nghiên cứu việc giữ gìn, phát huy giá trị LHTT của dân tộc Tày trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn.

Lễ cầu may, cầu phúc Tết Mạ Grợ: nghi lễ tâm linh của người Khơ Mú ở Sông Mã (Sơn La)

Sơn La là tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc Việt Nam, gồm 12 dân tộc anh em cùng sinh sống: Thái, Kinh, Mông, Mường, Dao, Xinh Mun, Khơ Mú, Lào, Kháng, La Ha, Tày, Hoa. Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán mang bản sắc văn hóa riêng, cần được bảo tồn và phát triển. Ở Sơn La, người Khơ Mú thường cư trú tại Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Sông Mã và Sốp Cộp. Trong đó, chủ yếu ở huyện Sông Mã và Sốp Cộp. Bài viết tập trung giới thiệu nghi lễ cầu may, cầu phúc trong Tết Mạ Grợ - một nghi lễ mang tính tâm linh sâu sắc của đồng bào Khơ Mú ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nghệ thuật trang trí trên thổ cẩm của người dân tộc Ê Đê tại Đắk Lắk

Đồng bào dân tộc Ê Đê có một nền văn hóa phong phú và đa dạng, biểu hiện qua những loại hình nghệ thuật đặc sắc như nghệ thuật cồng chiêng, các lễ hội, nghề dệt đầy ấn tượng, giàu bản sắc, đặc biệt là trên các sản phẩm từ thổ cẩm truyền thống. Nghề thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê có nét độc đáo và riêng biệt, chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, văn hóa sâu sắc. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập và phát triển kinh tế xã hội hiện nay, bên cạnh việc mang lại cơ hội to lớn cho sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung, của những người dân Đắk Lắk nói riêng, nghề thổ cẩm cũng mang lại những thách thức không nhỏ trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Việc giữ gìn và bảo tồn nghề truyền thống của các dân tộc là rất cần thiết. Cần phải có các biện pháp nhằm bảo tồn những giá trị bản sắc ở mỗi dân tộc. Bài viết đóng góp một phần vào việc gìn giữ, phát huy các giá trị di sản và bản sắc văn hóa tộc người Ê Đê qua các sản phẩm thổ cẩm truyền thống.