Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Văn hóa > Cổ truyền

Diễn xướng sắc bùa ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam)

Hát sắc bùa là hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian, được tổ chức vào những ngày đầu xuân ở các làng quê tỉnh Quảng Nam, mang tính chất nghi lễ cộng đồng được kế thừa, chắt lọc qua thời gian, kết hợp theo một trình tự và cấu trúc chặt chẽ. Ở mỗi địa phương, hình thức các cuộc diễn xướng có những đặc điểm riêng, gắn với đặc trưng văn hóa từng vùng. Bài viết phân tích những giá trị văn hóa, nghệ thuật của loại hình diễn xướng này từ góc độ văn hóa, với mong muốn góp phần xây dựng lại hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng - hát sắc bùa ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam).

Múa và nhạc cụ nghi lễ của người Dao Đỏ ở huyện Na Hang (Tuyên Quang)

Người Dao Đỏ có hệ thống các nghi lễ phong phú và đa dạng. Đây chính là môi trường hình thành, tồn tại những điệu múa và nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Na Hang là huyện có số lượng người Dao Đỏ sinh sống tập trung đông nhất trong tỉnh Tuyên Quang, phân bố tập trung tại các xã Đà Vị, sơn Phú, Thanh Tương, sinh Long, Năng Khả. Do tác động của dự án di dân tái định cư, sự phát triển của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ ở Na Hang đã bị biến đổi, mai một, như nhà ở, trang phục, ẩm thực, các phong tục tập quán... Khai thác, phát huy các loại hình múa và nhạc cụ trong nghi lễ phục vụ cho phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nhà thờ họ ở Bắc Ninh - những vấn đề đặt ra

Văn hóa nhà thờ họ ở Bắc Ninh cũng như nhiều địa phương khác nước ta có cội nguồn từ tục thờ cúng tổ tiên đã tồn tại hàng trăm năm. Trên cơ sở thu thập tư liệu nghiên cứu từ 127 nhà thờ họ ở tỉnh Bắc Ninh còn tồn tại, chúng tôi đề cập đến sự biến đổi của nhà thờ họ trong lịch sử, nhất là từ giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó đề ra một số giải pháp để phát triển loại hình di tích tín ngưỡng độc đáo này.

Lễ cấp sắc người Dao Đỏ ở huyện Na Hang (Tuyên Quang)

Lễ cấp sắc là một lễ lớn trong hệ thống nghi lễ của người Dao ở Việt Nam, nơi hội tụ nhiều bản sắc văn hóa mang dấu ấn rất riêng. Lễ cấp sắc được coi là lễ chứng thực cho sự trưởng thành của đàn ông Dao, để họ được tham gia và quyết định các công việc, hoạt động lớn của gia đình, dòng họ và cộng đồng. Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang là địa bàn cư trú của nhóm người Dao Đỏ, cộng đồng nơi đây đã lưu giữ, bảo tồn và phát huy lễ cấp sắc, thể hiện bản sắc độc đáo của văn hóa tộc người.

Quan niệm thẩm mỹ trong tạo hình trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn

Quan niệm thẩm mỹ trong trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn giúp cho việc tạo hình sản phẩm có định hướng, thủ pháp và những cảm xúc ngay từ ban đầu, là cơ sở trong nhìn nhận cái đẹp trang phục truyền thống của tộc người. Điều làm cho tạo hình trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn không chỉ đơn giản là tư duy nhất quán trong quá trình thực hiện mà nó lặng lẽ lưu truyền một cách nguyên mẫu, biểu tượng nhận diện tộc người.

Giá trị văn hóa làng nghề nước mắm Nam Ô (Đà Nẵng)

Làng nghề nước mắm Nam Ô - một trong số ít làng nghề nước mắm truyền thống còn tồn tại trên cả nước có lịch sử hình thành trên 400 năm. Nước mắm Nam Ô là sản phẩm văn hóa tinh thần đặc sắc, thể hiện bản sắc của cộng đồng địa phương gắn với văn hóa biển, phản ánh sự đa dạng văn hóa của vùng đất có nhiều dấu ấn văn hóa Việt - Chăm, sự sáng tạo của con người trong bí quyết làm mắm, được kế tục qua nhiều thế hệ. Bài viết hướng tới phân tích và làm rõ những giá trị văn hóa của làng nghề nước mắm Nam Ô - di sản văn hóa độc đáo của xứ Quảng.

Dấu ấn biển trong đời sống văn hóa của ngư dân ven biển Đông Nam Bộ - nghiên cứu làng cá Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Phước Hải là một trong những làng cá nổi tiếng lâu đời của huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cộng đồng ngư dân nơi đây đã biết tận dụng môi trường tự nhiên và tạo ra các cách thích ứng để đảm bảo sinh tồn. Quá trình đó đã hình thành nên các đặc trưng văn hóa của ngư dân, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng thuộc tiểu vùng văn hóa ven biển Đông Nam Bộ. Bài viết tiếp cận dấu ấn biển dưới góc độ đời sống văn hóa tinh thần theo các nội dung: tín ngưỡng thờ cúng cá Ông, lễ hội truyền thống và các tri thức dân gian.

Một số vấn đề về sự biến đổi nhà thờ họ ở Bắc Ninh

Từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới năm 1986, nhất là giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tăng trưởng mạnh đã ảnh hưởng đến mọi mặt xã hội, trong đó có sự biến đổi của nhà thờ họ. Qua quá trình điền dã, tác giả đã tập hợp tư liệu từ 127 nhà thờ họ hiện đang tồn tại ở Bắc Ninh và nhận thấy rằng: Một số nhà thờ họ đã được tu bổ, một số được khôi phục hay xây dựng mới. Bên cạnh đó, xuất hiện xu hướng người dân làm ăn xa quê về xây dựng, tu bổ, làm đẹp các công trình nhà thờ họ để thể hiện sự quan tâm đến tổ tiên, dòng họ mình.

Nét đẹp văn hóa trong lễ hội Đền Hùng xưa

Lễ hội Đền Hùng được hình thành, tồn tại và phát triển từ Khu Di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quốc gia Đền Hùng. Đây là lễ hội hàm chứa những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống cộng đồng. Đặc biệt, lễ hội Đền Hùng xưa vừa linh thiêng, vừa độc đáo, phản ánh khá tập trung và tiêu biểu truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong những thời điểm lịch sử đã qua.