Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Xây dựng đời sống văn hóa > Trao đổi - Nghiệp vụ

Hà Nội: Huyện Ba Vì bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Huyện Ba Vì (TP Hà Nội) có 7 xã miền núi gồm: Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Ba Trai, Tản Lĩnh, Vân Hòa và Yên Bài với 76 thôn, là nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc thiểu số. Diện tích tự nhiên của Ba Vì là 19.943ha; dân số : 77.489 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 28.757 người (chiếm khoảng 37,1% dân số vùng dân tộc). Những năm qua, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số luôn được huyện Ba Vì coi trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao dân trí, giảm nghèo tại địa phương.

Thừa Thiên Huế: Điểm sáng mô hình phát huy các giá trị văn hóa trong Phát triển du lịch cộng đồng

Bản Dỗi thuộc xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 50km, nằm trong thung lũng được bao bọc bởi nhiều dãy núi cao, là địa phương nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia Bạch Mã, có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Đến với bản Dỗi, hình ảnh đập vào mắt du khách là những bản làng xanh, sạch, những ngôi nhà nhỏ bao quanh sườn đồi, những hàng cau trước ngõ, một vẻ đẹp thường thấy ở những làng quê đồng bằng. Phía xa, không chỉ có những dãy núi trùng điệp hút tầm mắt mà còn có những con suối, thác nước rì rào, lòng hồ Thủy điện Thượng Lộ. Đặc biệt, thác Kazan như dải lụa trắng giữa đại ngàn.

Bảo tồn văn hóa qua các tác phẩm nghệ thuật

Nói đến Lai Châu là nói đến bản sắc của 20 dân tộc, trong đó có những tộc người chỉ Lai Châu mới có như: La hủ, Lự... Cùng với bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa ngay tại cộng đồng, bảo tồn gắn với quảng bá, phát triển du lịch... thì bảo tồn thông qua các tác phẩm nghệ thuật là cách làm hiệu quả trong việc góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Lai Châu trên con đường hội nhập, phát triển.

Dư âm từ Liên hoan Ca Huế năm 2023

Trong khuôn khổ Lễ hội mùa Thu – Festival Huế 2023, Liên hoan Ca Huế 2023 là một hoạt động lần đầu tiên được tổ chức trên địa bàn tỉnh, thể hiện sự quan tâm của ngành Văn hóa và Thể thao đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản Ca Huế. Thông qua Liên hoan, khuyến khích việc học tập, rèn luyện, nâng cao kỹ năng ca hát, biểu diễn cho các diễn viên, nhạc công cũng như xây dựng phong trào hát Ca Huế trong cộng đồng. Đồng thời cũng là cơ hội để phát hiện và biểu dương những hạt nhân cho phong trào văn hóa văn nghệ, góp phần tích cực vào việc xây dựng đời sống văn hóa nghệ thuật cơ sở, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân.

Kiên Giang: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phòng, chống bạo lực gia đình

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Kiên Giang mới đây đã tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng công tác phòng, chống bạo lực gia đình”. Tọa đàm nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo gia lực gia đình, chào mừng kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam và hướng tới Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11.

Phát huy giá trị, xây dựng Ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa du lịch đặc sắc

Để đưa ra được mục tiêu trên là kết quả đạt được của nhiều nội dung trong Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế giai đoạn 2017 – 2022 đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tại Hội nghị tổng kết, đánh giá nhằm đưa ra những chính sách phù hợp trong thời gian tới. Đây cũng chính là tiền đề tiếp tục xây dựng bộ hồ sơ Nghệ thuật Ca Huế đệ trình UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sóc Trăng phát huy giá trị nghệ thuật sân khấu Dù Kê của đồng bào Khmer

Với hơn 30% dân số là đồng bào dân tộc Khmer, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm đầu tư nhiều nguồn lực nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào, trong đó có nghệ thuật sân khấu Dù Kê. Hiện nay, toàn tỉnh có 3 đoàn nghệ thuật quần chúng của 3 huyện là: Đoàn Nghệ thuật Ron Ron, thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành; Đoàn Nghệ thuật Tân Nguyệt Quang, thuộc xã Viên An, huyện Trần Đề và Đoàn Nghệ thuật Ánh Bình Minh, thuộc xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có một đoàn nghệ thuật Khmer thuộc Sở VHTTDL tỉnh. Tất cả các đoàn nghệ thuật trên hiện vẫn đang hoạt động, được nhiều khán giả trong và ngoài nước biết đến.

Kinh nghiệm từ phong trào Đờn ca tài tử ở An Minh

Không chỉ làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, việc phát triển, nhân rộng các câu lạc bộ (CLB) Đờn ca tài tử trong huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang đã và đang phát huy hiệu quả trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Hưng Yên: Phát huy giá trị văn hóa di sản góp phần phát triển kinh tế, xã hội

Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, liền kề với Thủ đô Hà Nội, có diện tích 923,09 km2, dân số gần 1,3 triệu người, gồm 10 huyện, thị, thành phố, là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, ngay từ thế kỷ thứ XVI; XVII, Phố Hiến Hưng Yên là chốn phồn hoa đô hội nổi tiếng với câu ca “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” Trải qua hàng nghìn năm, “địa linh nhân kiệt” đã tạo nên một nền văn hóa của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, kho tàng di sản vật thể và phi vật thể hết sức phong phú, đa dạng, đặc sắc và giàu giá trị.