Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Văn hóa > Đương đại

Phát triển văn hóa đọc cho đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Bắc Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) cùng chung sống. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, nơi có tỷ lệ đồng bào DTTS cao, văn hóa đọc còn nhiều hạn chế. Bài viết phân tích thực trạng phát triển văn hóa đọc của đồng bào DTTS ở các tỉnh Tây Bắc, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy văn hóa đọc phát triển cho đồng bào DTTS. Đây là kết quả của nhóm nghiên cứu qua tiến hành khảo sát (800 phiếu) trong năm 2023 với nhóm đối tượng bạn đọc người DTTS là trẻ em, người lớn và nhóm người làm thư viện trong hệ thống thư viện, thiết chế văn hóa tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu.

Những yếu tố tác động đến văn hóa tiêu dùng của thanh niên hiện nay

Văn hóa tiêu dùng của thanh niên là cách thức thanh niên tìm kiếm sự thể hiện phong cách cá nhân thông qua việc lựa chọn và khắc ghi dấu ấn văn hóa của mình qua hoạt động tiêu dùng; bao gồm tổng thể hữu cơ các yếu tố từ triết lý, thị hiếu đến hành vi và phương thức tiêu dùng, trên cơ sở đưa hàm lượng văn hóa vào trong hoạt động tiêu dùng, từ đó biểu hiện thành phong cách, lối sống của thanh niên. Bài viết phân tích những yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến văn hóa tiêu dùng của thanh niên hiện nay

Vai trò đội ngũ nhà giáo quân đội trong chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa

Nhà giáo quân đội là lực lượng có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức lý luận chuyên sâu trên nhiều lĩnh vực, đi đầu chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong Quân đội. Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn ra sức tiến hành nhiều âm mưu, thủ đoạn tiến công vào nền tảng tư tưởng, văn hóa nhằm hạ bệ chủ nghĩa Mác-Lênin, loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, “phi chính trị hóa” Quân đội. Do vậy, cần tiếp tục thực hiện những giải pháp thiết thực, cụ thể để phát huy vai trò của đội ngũ nhà giáo quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần thắng lợi sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.

Sự chuyển dịch về văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Sự chuyển dịch trong các hình thức đọc từ sách giấy sang các định dạng số như sách điện tử (Ebook) và sách nói (Audiobook) đã mang lại những thay đổi vượt bậc cho ngành Xuất bản và thay đổi thói quen đọc của một bộ phận độc giả. Công nghệ số cung cấp sự tiện lợi và giúp tăng khả năng tiếp cận thông tin rộng lớn, nhưng cũng thách thức vị thế lâu đời của sách giấy truyền thống, đòi hỏi các nhà xuất bản (Nxb) phải chuyển đổi và thích ứng để đáp ứng nhu cầu của độc giả trong kỷ nguyên số.

Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động xuất bản, phát hành hiện nay

Xuất bản là lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, là ngành kinh tế - công nghệ có tính đặc thù. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, hoạt động xuất bản, phát hành cần được định hướng đúng, bởi các ấn phẩm của hoạt động xuất bản, phát hành là phương tiện truyền bá chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Văn hóa học đường trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục đại học

Văn hóa học đường (VHHĐ) luôn là chủ đề được quan tâm trong quá trình phát triển của các trường đại học ở Việt Nam, đặc biệt là khi chuyển đổi số (CĐS) ngày càng phổ biến trong môi trường giáo dục đại học. CĐS như một chất xúc tác, thay đổi môi trường học tập và giao tiếp, ứng xử của cán bộ, giảng viên, sinh viên, tuy nhiên cũng làm thay đổi một số giá trị, chuẩn mực trong học đường. Từ việc tìm hiểu những tác động của CĐS đến VHHĐ trong trường đại học, người viết đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp để phát triển VHHĐ trong trường đại học, giúp các nhà quản lý giáo dục có cái nhìn tổng quát và biện pháp cụ thể.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa “Bộ đội cụ Hồ” ở thanh niên quân đội hiện nay

Giá trị văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” là sự kết tinh những giá trị đặc sắc trong văn hóa quân sự Việt Nam, do các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam dày công xây đắp, dưới sự tổ chức, giáo dục, rèn luyện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” ở thanh niên quân đội, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại.