Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Văn hóa > Đương đại

Vai trò giáo dục của bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam hiện nay

Bảo tàng tỉnh, thành phố (còn gọi là bảo tàng khảo cứu địa phương, bảo tàng địa phương, bảo tàng tổng hợp) chiếm một số lượng lớn trong hệ thống bảo tàng Việt Nam. Đây là một thiết chế văn hóa đặc thù, có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các hiện vật tiêu biểu - một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa địa phương. Những biến chuyển trong hoạt động của bảo tàng tỉnh, thành phố ở nước ta, đặc biệt trên phương diện giao tiếp, phục vụ cộng đồng rất phù hợp với bối cảnh cũng như đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay.

Hoạt động xuất bản sách ở Việt Nam trước bối cảnh chuyển đổi số

Do yêu cầu từ thực tiễn xuất bản, để tồn tại, phát triển, nhất là trong giai đoạn hiện nay, các nhà xuất bản (NXB) phải chuyển mình bằng việc thúc đẩy chuyển đổi số. Đây là một xu thế tất yếu trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành Xuất bản. Tuy nhiên, đó là xu thế của sự phát triển trong tương tác, chứ không phải là sự thay thế, chuyển từ sách in sang sách điện tử.

Những vấn đề đặt ra về đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật

Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một trong những nội dung quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu trên.

Xu hướng xuất bản và nỗ lực vượt qua đại dịch COVID-19 của ngành xuất bản thế giới

Trong những năm gần đây, các xu thế toàn cầu như internet, mạng xã hội... đã làm thay đổi và mang lại cho ngành Xuất bản thế giới sự chuyển mình đáng kể. Truyền thông chuyển đổi từ truyền thống sang số hóa đã tạo ra sự tác động đến phương thức xuất bản, nhu cầu và hành vi đọc của độc giả, hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm. Các xu hướng xuất bản trên thế giới được nhận diện như sự phổ biến của ngành dịch vụ tự xuất bản (self-publishing) và các công ty Agents, sự tăng trưởng của sách nói (audiobook) cùng các ấn phẩm điện tử, sự thay đổi phương thức kinh doanh của các nhà xuất bản, tập đoàn xuất bản. Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp xuất bản thế giới, nhưng sự chuyển đổi số ngành Xuất bản đã giúp toàn ngành nhanh chóng thích ứng với những khó khăn và nỗ lực vượt qua đại dịch.

Khai thác vốn văn hóa trong phát triển công nghiệp văn hóa ở Quảng Ninh

Phát triển công nghiệp văn hóa dựa trên nguồn vốn văn hóa trở thành xu hướng tất yếu trên toàn cầu vì vai trò và lợi ích của nó đối với sự phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với văn hóa, lấy con người làm trung tâm. Việt Nam là quốc gia đi sau, mới tiếp cận công nghiệp văn hóa từ sau thời kỳ Đổi mới. Ngay từ Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII (1998), Đảng bắt đầu đặt vấn đề gắn kết kinh tế với văn hóa. Đến Nghị quyết số 33-NQ/TW (2014), Đảng chính thức đưa ra 1 trong 6 nhiệm vụ là phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa. Bài viết tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm khai thác hiệu quả nguồn vốn văn hóa trong phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay.

Tính cộng đồng trong các khu tập thể cũ ở Hà Nội

Ở Hà Nội, hình ảnh các khu nhà tập thể (KTT) phản ánh phong cách kiến trúc những năm 1960-1970 và kỹ thuật xây dựng của khối các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) trước đây, đặc biệt là Liên Xô cũ. Loại hình nhà ở này chiếm một vị trí không nhỏ trong không gian đô thị, được giới truyền thông đề cập đến với hình ảnh cũ kỹ, xuống cấp. Hơn 30 KTT lớn nhỏ nằm rải rác trong nội thành Hà Nội hơn nửa thế kỷ qua đã tạo nên một lối sống, văn hóa riêng của cư dân. Trong bối cảnh nhà tập thể đang dần biến mất, nhường chỗ cho các khu chung cư hiện đại với lối sống hoàn toàn khác biệt, bài viết nêu bật những giá trị làm nên tính cộng đồng của khu vực độc đáo này thông qua nghiên cứu một số trường hợp ở KTT cũ Hà Nội.

Giá trị tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã và đang chứng minh giá trị trường tồn của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh - nhân tố quan trọng giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành nhiệm vụ, góp phần xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo những giá trị tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng, là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Những biến đổi cơ bản trong văn hóa làng hiện nay

Văn hóa làng bao gồm tổng thể các giá trị (vật chất và tinh thần) do cộng đồng dân cư ở các làng quê sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển. Đó là kiểu hình văn hóa đặc trưng, văn hóa “gốc” của nền văn hóa Việt Nam cổ truyền với những sinh hoạt văn hóa, thiết chế và liên kết xã hội hết sức chặt chẽ. Cùng với những biến đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bức tranh văn hóa làng cũng có sự biến đổi đa dạng, phức tạp, từ diện mạo, cảnh quan đến lối sống, các phong tục, tập quán, quan hệ xã hội, cách thức tiếp cận thông tin và giải trí. Một quá trình chuyển đổi cơ cấu văn hóa tinh thần đang diễn ra do những biến đổi sâu sắc của đời sống kinh tế - xã hội, chứa đựng sự pha trộn, đan xen giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, nông nghiệp và công nghiệp, nông thôn và đô thị… cũng như làm nảy sinh nhiều vấn đề cần quan tâm.