Xây dựng đời sống văn hóa > Vấn đề - Sự kiện
Nổi bật
Di chúc - sự thể hiện nhân cách suốt đời vì nước, vì dân của Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiêu biểu cho tinh hoa, trí tuệ Việt Nam. Suốt cuộc đời Người phấn đấu hy sinh cho đất nước được độc lập, giàu mạnh, nhân dân được tự do, hạnh phúc. Người nhiều lần khẳng định chỉ có “một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân” và “một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Nhờ mục đích và ham muốn cao đẹp đó, Người đã có một ý chí mãnh liệt, nghị lực kiên cường, vượt qua mọi khó khăn, dẫn dắt đất nước và nhân dân đến độc lập, tự do, hạnh phúc. Khi tuổi đã cao, sức khỏe đã giảm sút không đoán biết có thể phục vụ Tổ quốc, nhân dân, cách mạng được bao lâu nữa, Người đã để lại mấy lời “tuyệt đối bí mật” cho Đảng, nhân dân. Đó chính là Di chúc, những việc Người dặn Đảng cần phải làm để làm tròn nhiệm vụ phục vụ nhân dân của vị lãnh tụ suốt đời hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) - Điểm sáng về giữ gìn “hồn cốt” văn hóa các dân tộc thiểu số
Giữ gìn giá trị bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số là một trong những quan tâm đặc biệt của công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc theo tinh thần của Đại hội XIII của Đảng. Đây chính là “nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”. Trong những năm qua, huyện A Lưới luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, tạo được mối quan hệ hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu về văn hóa, môi trường cảnh quan, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, tránh nguy cơ bị mai một do sự giao thoa, du nhập văn hóa từ bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Một vài suy nghĩ về Dân ca Ví - Giặm Nghệ Tĩnh trước thềm kỷ niệm 10 năm được unesco ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Ngày 27/11/2014, di sản Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định loại hình di sản này được thế giới công nhận và biết đến. Và những băn khăn trăn trở không chỉ là của những người làm công tác văn hóa mà còn là nỗi niềm của những người yêu lại hình nghệ thuật dân ca Ví – Giặm. Trước thềm kỷ niệm 10 năm sự kiện quan trọng này, tác giả bài viết muốn nói thêm đôi điều về loại hình nghệ thuật đang được nhiều người, nhiều tầng lớp quan tâm…
Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể
Là quốc gia đa tộc người, Việt Nam có kho tàng di sản văn hóa phong phú và đa dạng với 14 di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Tuy nhiên, thời gian qua, công tác giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dù đã được nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn còn có những mặt chưa thật sự hiệu quả, hệ thống pháp luật về di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng còn một số hạn chế, bất cập. Do đó, việc hoàn thiện thể chế và các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể là rất cần thiết, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong quá trình xây dựng văn hóa, con người Việt Nam thời kỳ mới.
Lễ hội Vì Hòa bình 2024 tại tỉnh Quảng Trị: “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình”
Với chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình”, Lễ hội Vì Hòa bình 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Quảng Trị với chuỗi các hoạt động chính sẽ được diễn ra từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7-2024. Sự kiện có quy mô cấp quốc gia và quốc tế sẽ là điểm đến thu hút du khách, góp phần xây dựng Quảng Trị từng bước trở thành không gian văn hóa vì hòa bình.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ ta
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch vẫn không ngừng xuyên tạc, vu khống, thậm chí chống phá Đảng và Nhà nước ta. Cho nên, để xây dựng đất nước Việt Nam ta ngày càng “cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội thì việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được xem là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ ta.
Về mảnh đất Quảng Trị anh hùng
Đã nhiều lần về thăm đất lửa Quảng Trị anh hùng nhưng khi đến thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang Đường 9..., hình ảnh của 81 ngày đêm rực lửa chiến đấu lại hiện lên trước mắt chúng tôi. Mỗi tấc đất của Thành cổ Quảng Trị đã nhuộm thắm máu đào của các anh hùng liệt sĩ, đồng đội thân yêu của chúng tôi đang yên giấc ngàn thu dưới chân thành cổ anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024): Đề tài báo chí của Bác Hồ
Trong buổi nói chuyện với các nhà báo tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chia sẻ: “Về nội dung viết, mà các cô, các chú gọi là “đề tài” thì tất cả những bài Bác viết chỉ có một “đề tài” là: chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó”.1
Bảo tồn, phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Ngọc Hồi là huyện miền núi vùng cao, biên giới của tỉnh Kon Tum, có chung đường biên giới với huyện Tà Veng, tỉnh Ratanakiri, Campuchia và huyện Phu Vông, tỉnh Attapu (Lào). Toàn huyện có 7 xã và 1 thị trấn (5 xã biên giới), 68 thôn, tổ dân phố với 17 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 3 dân tộc thiểu số tại chỗ là Xơ Đăng, Giẻ - Triêng, Brâu.
Tự hào là con Rồng, cháu Tiên
Qua lăng kính văn hóa – lịch sử đất nước Việt Nam có nét uốn lượn của một con Rồng. Chẳng hạn, đầu Rồng chính là miền Bắc với con mắt là Thủ đô Hà Nội (vùng Thăng Long xưa); râu Rồng chính là là địa danh Long Tu (Quảng Ninh) và miệng Rồng là địa danh núi Hàm Rồng (Thanh Hóa). Thân của con Rồng là dải đất miền Trung với nét uốn lượn mềm mại được điểm tô bởi các địa danh như Long Cốt (Quảng Ngãi) và cả huyền thoại về vùng đất Tây Nguyên, nơi máu Rồng nhuộm đỏ và tạo nên sự trù phú cho các dân tộc sinh sống nơi đây. Cuối cùng, đuôi Rồng chính là dòng sông chín nhánh Cửu Long tuôn trào như con Rồng đang đạp sóng gió ở biển Đông và khát vọng bay ra biển lớn của dân tộc.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là tài sản tinh thần vô giá, ngọn đuốc soi đường cho nhân dân Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà hoạt động cách mạng thực tiễn vĩ đại, nhà tổ chức kiệt xuất, đồng thời là nhà lý luận, nhà chiến lược thiên tài của cách mạng Việt Nam. Nét đặc sắc ở Chủ tịch Hồ Chí Minh là lý luận nhưng không giáo điều, sách vở, trái lại, luôn gắn bó chặt chẽ, nhuần nhuyễn với thực tiễn; lý luận mà không cao xa, cầu kỳ, trái lại, rất mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, thiết thực. Nói cách khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà lý luận cách mạng giàu thực tiễn và kinh nghiệm đấu tranh, đồng thời là một nhà thực tiễn giàu lý luận khoa học. Ở Người có sự thực tiễn hóa lý luận và lý luận hóa thực tiễn. Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, tức là từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam, cốt nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất, vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lê-nin để tự tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể và cả những vấn đề cụ thể của Việt Nam chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở.