Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Sự kiện: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

“Vui Tết độc lập” tại Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 31-8 đến 3-9-2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn nhân dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9, giới thiệu nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thông qua không gian chợ vùng cao và các hoạt động dân ca dân vũ, giới thiệu ẩm thực sản vật địa phương dân tộc, vùng miền góp phần quảng bá văn hóa, du lịch của địa phương.

Lai Châu: Nhiều lễ hội truyền thống được bảo tồn

Theo thông tin từ Sở VHTTDL tỉnh Lai Châu, sau 6 tháng đầu năm 2024, Sở đã chủ động tham mưu xây dựng và ban hành các văn bản nhằm quản lý, hướng dẫn, triển khai các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh; chủ động triển khai các Nghị quyết, đề án, dự án của Trung ương, của Tỉnh, cụ thể như Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17-2-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết số 59/2021/NQ-HĐND ngày 10-12-2021 của HĐND tỉnh và Quyết định 562/QĐ-UBND ngày 17-5-2021 về phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu"; Dự án 6 Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Văn hóa ẩm thực của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh thành tiêu biểu của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mang đặc trưng của vùng cư dân hỗn hợp và đa dạng. Sự cộng cư của các tộc người Việt, Hoa, Khmer nơi đây đã tạo nên một vùng văn hóa vừa đa dạng vừa thống nhất, vừa mang những nét chung vừa thể hiện những đặc trưng riêng biệt về bản sắc văn hóa tộc người. Trong các giá trị văn hóa ấy, không thể không nói đến văn hóa ẩm thực, một phương diện đặc thù trong bản sắc văn hóa dân tộc. Bài viết của chúng tôi, trên cơ sở phân tích những đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Khmer, bài viết khẳng định những lớp văn hóa trầm tích về giá trị vật chất và tinh thần của vùng đất Sóc Trăng nói riêng và ĐBSCL nói chung.

Xuất bản sách: “Mù Cang Chải - Bản giao hưởng giữa thiên nhiên và văn hóa”

Ai đã một lần đến Mù Cang Chải (Yên Bái) chắc hẳn sẽ không thể quên vẻ đẹp nên thơ của những thửa ruộng bậc thang, những biển mây trắng trên đỉnh đèo Cao Phạ, hay được hòa vào những lễ hội văn hóa độc đáo của đồng bào Mông. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vùng đất này, các tác giả Nguyễn Thái Bình và Nông Quốc Trịnh đã cho ra mắt cuốn sách “Mù Cang Chải - Bản giao hưởng giữa thiên nhiên và văn hóa”. Sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc Sự thật ấn hành năm 2024.

Phát triển văn hóa đọc cho đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Bắc Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) cùng chung sống. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, nơi có tỷ lệ đồng bào DTTS cao, văn hóa đọc còn nhiều hạn chế. Bài viết phân tích thực trạng phát triển văn hóa đọc của đồng bào DTTS ở các tỉnh Tây Bắc, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy văn hóa đọc phát triển cho đồng bào DTTS. Đây là kết quả của nhóm nghiên cứu qua tiến hành khảo sát (800 phiếu) trong năm 2023 với nhóm đối tượng bạn đọc người DTTS là trẻ em, người lớn và nhóm người làm thư viện trong hệ thống thư viện, thiết chế văn hóa tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu.

Sơn La: Nâng cao chất lượng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc thiểu số

Theo thông tin từ Sở VHTTDL Sơn La, trong 6 tháng đầu năm 2024, với sự quan tâm chỉ đạo, điều hành quyết liệt của lãnh đạo Sở, ngành đã chủ động, kịp thời tham mưu, trình Tỉnh ủy và UBND tỉnh ban hành nhiều quyết định, kế hoạch quan trọng; cũng như triển khai đồng bộ các giải pháp hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) - Điểm sáng về giữ gìn “hồn cốt” văn hóa các dân tộc thiểu số

Giữ gìn giá trị bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số là một trong những quan tâm đặc biệt của công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc theo tinh thần của Đại hội XIII của Đảng. Đây chính là “nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”. Trong những năm qua, huyện A Lưới luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, tạo được mối quan hệ hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu về văn hóa, môi trường cảnh quan, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, tránh nguy cơ bị mai một do sự giao thoa, du nhập văn hóa từ bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.