Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Nghệ thuật > Văn học

Tự nhiên và văn hóa: Biển như một phản đề về đô thị trong sáng tác của Albert Camus

Giữa những biến động của xã hội và chính trị TK XX, Albert Camus nổi lên như một tiếng nói văn chương ghi lại bản chất của sự tồn tại con người trong một thế giới vật lộn với sự phi lý và xa lạ. Các tác phẩm của ông bắt nguồn sâu sắc từ triết học hiện sinh, đã khám phá các chủ đề về cá nhân, tự do và sự tìm kiếm ý nghĩa trong một thế giới không có trật tự hay mục đích vốn có. Biển cả - một môtíp thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm của Camus, vượt ra ngoài sự biểu thị vật lý của nó để mang một biểu tượng sâu sắc phản ánh tình trạng con người. Nó đại diện cho cả sự quyến rũ của tự do và vực sâu của tuyệt vọng, sự rộng lớn của khả năng và gánh nặng đè nén của sự giam cầm.

Ngôn ngữ thơ văn xuôi nhìn từ đặc điểm ngôn ngữ thơ

Sự giao thoa, tương tác giữa thơ và văn xuôi đã cho ra đời hai thể trung gian: thơ văn xuôi và văn xuôi trữ tình. Khi được gọi là thơ văn xuôi tức thể loại này đã được xếp vào địa hạt thơ (1). Như vậy, ngôn ngữ thơ văn xuôi đương nhiên cũng mang đặc điểm của ngôn ngữ thơ nói chung bên cạnh những đặc trưng ngôn ngữ rất riêng của thể trung gian này. Tham chiếu ngôn ngữ học hiện đại, đặc biệt là những lý thuyết cơ bản của Roman Jakobson thể hiện trong Thi học và ngữ học, có thể xác định ngôn ngữ thơ với hai đặc điểm cốt lõi: đó là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng và ngôn ngữ của nguyên lý tương đương.

Sự chi phối của phật giáo đối với bi kịch gia đình trong văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại

Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc ở Việt Nam trên suốt tiến trình lịch sử dân tộc. Trong dòng chảy văn hóa cộng đồng qua nhiều thời đại khác nhau, Phật giáo từng chiếm vị trí dẫn lưu của hệ tư tưởng chính thống. Thực tiễn cho thấy, “từ nhiều thế kỷ (...), mặc dù Nho giáo là quốc giáo độc tôn, có thể xác nhận rằng tôn giáo của người Việt Nam chủ yếu là Phật giáo” (1). Cũng như Nho giáo và Đạo giáo, Phật giáo chi phối tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với văn học, Phật giáo để lại dấu ấn đậm nét trong văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại. Trong đó, đáng lưu ý là hệ chủ đề về bi kịch gia đình.

Thân phận con người trong Truyện Genji của Murasaki Shikibu từ góc nhìn Phật giáo

Nhật Bản là một quốc đảo có nền văn hóa Á Đông đặc sắc kết tinh từ bản nguồn dân tộc và tiếp biến các giá trị văn hóa bên ngoài một cách tài tình. Từ lịch sử phát triển, xã hội Nhật Bản tiếp nhận tư tưởng Phật giáo từ rất sớm và lan tỏa mạnh mẽ đến các thành tố văn hóa nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng, đặc biệt đậm đặc trong Truyện Genji. Bài báo tập trung làm rõ sự ảnh hưởng của Phật giáo ở Nhật nói chung, quan niệm của Phật giáo về thân phận con người nhằm làm rõ những ảnh hưởng của nó trong văn học nghệ thuật. Trên cơ sở đó, làm rõ dấu ấn triết lý Phật giáo về số phận con người qua các yếu tố như con người trước nghịch cảnh của số mệnh, sống tự tại và mộ đạo. Từ đó, phát hiện màu sắc Phật giáo độc đáo trong sự hài hòa với tôn giáo tín ngưỡng bản địa thể hiện trong tác phẩm.