Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Nghệ thuật > Văn học

Jataka trong đời sống văn hóa một số nước Đông Nam Á lục địa

Ở Ấn Độ, đạo Phật ra đời từ TK VI trước CN, người sáng lập là thái tử Siddharta Gautama (hiệu Tất Đạt Đa). Sau khi Đại hội Phật giáo diễn ra tại Pataliputra năm 241 trước CN, hoàng đế Asoka đã mở rộng và truyền bá đạo Phật sâu rộng ở châu Á. Sự phát triển của Phật giáo đã ảnh hưởng đến muôn mặt đời sống lúc đó. Một hệ quả tất yếu là nền văn học Phật giáo Ấn Độ cũng ra đời, bao gồm cả thơ ca và văn xuôi - nhằm xây dựng những huyền thoại về Đức Phật, ca ngợi ân đức lớn lao, kỳ vĩ của Người cũng như bao lời khuyên giải và thuyết pháp của Người đối với chúng sinh. Một trong những tác phẩm Phật giáo kinh điển thời kỳ này là Jataka (những câu chuyện về tiền kiếp của Đức Phật). Jataka sau đó đã lan tỏa đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước Đông Nam Á. Cùng với Phật giáo và theo con đường của Phật giáo, Jataka đã theo chân các nhà truyền giáo Ấn Độ đến Đông Nam Á và để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa các nước theo Phật giáo Tiểu thừa như Campuchia, Myanmar, Lào và Thái Lan.

Ngôn ngữ trong truyện ngắn Việt Nam đương đại viết về chiến

Ngôn ngữ là đơn vị cơ sở đầu tiên và cũng là đơn vị cuối cùng thể hiện những đặc sắc trong sáng tác của mỗi nhà văn. Với truyện ngắn, ngôn ngữ phải phát huy tối đa chức năng của mình do yêu cầu tính ngắn gọn của thể loại. Trong tiến trình vận động của văn xuôi Việt Nam đương đại, ngôn ngữ là thành tố thể hiện đậm nét sự cách tân mang hơi thở cuộc sống và tinh thần thời đại. Trong truyện ngắn sau 1975 về chiến tranh, ngôn ngữ mang màu sắc mới mẻ, toát lên xu hướng chung của truyện ngắn đương đại và những nét riêng đặc sắc khi nhìn về đề tài chiến tranh.

Bản địa hóa văn học Phật giáo Ấn Độ ở một số nước Đông Nam Á lục địa: trường hợp Jataka 316

Jataka (hay Kinh bổn sinh), những câu chuyện kể về tiền thân của Phật, vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ, ra đời vào TK II - III trước CN gồm 547 truyện. Do sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh điển Phật giáo với kho tàng văn học dân gian phong phú nên nó là một trong số ít tác phẩm được đông đảo độc giả, không chỉ ở lục địa Ấn mà nhiều nơi trên thế giới đón nhận, đặc biệt là một số nước Đông Nam Á. Từ cội nguồn văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, các quốc gia này đã tiếp biến tập truyện Jataka của Ấn Độ, tạo ra các văn phẩm bản địa hóa để làm giàu có hơn cho nền văn hóa dân tộc mình. Trong bài này, tác giả bước đầu tìm hiểu quá trình bản địa hóa của Jataka tại một số nước Đông Nam Á thông qua trường hợp cụ thể là Jataka 316 trong Kinh bổn sinh.

Cảm thức tình yêu qua không-thời gian trong thơ R. Tagore

R. Tagore (1861 - 1941) đã để lại cho nhân loại 52 tập thơ, là thành tựu xuất sắc nhất trong gia tài nghệ thuật đồ sộ, vô giá của bậc thiên tài nghệ thuật này. Trong đó, với mảng thơ tình yêu, R. Tagore hiện lên như một người tình đắm say của cuộc đời, bởi theo ông, “con người đến với thế giới này không phải để làm chủ nhân, cũng không phải để làm nô lệ mà để làm một người tình”. Với nhãn quan của một người tình đến để chiêm ngưỡng, tận hưởng, dâng hiến cho cuộc đời, toàn vẹn tinh thần của chủ thể đắm chìm trong những suy tưởng miên man về sự gắn kết giữa hai tâm hồn, hai trạng thái, hai thế giới. Tất cả được định vị trong những không gian, thời gian xác định mà vườn và mùa xuân là hai dấu hiệu kết tụ rõ nhất cảm quan về một ý niệm vĩnh hằng là tình yêu.

Vẻ đẹp người phụ nữ Ấn Độ trong tập truyện ngắn Mây và mặt trời của R. Tagore

Văn học là thành tố quan trọng của văn hóa để phản ánh trung thực cuộc sống và Rabindranath Tagore được xem là “nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại” (1) của văn học Ấn Độ. Suốt cuộc đời, R.Tagore đã cất lên những bài đạo ca để tôn vinh, tỏ lòng sùng kính đối với con người, “phụng sự con người, con người của tổ quốc, con người của nhân loại” (2). Những sáng tác của ông luôn xuất phát từ lòng yêu thương con người. Mây và mặt trời là tập truyện ngắn thành công trên nhiều phương diện, đặc biệt, tác giả quan tâm đến số phận của người phụ nữ, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ Ấn Độ.

Tình yêu đồng giới nữ hiếm lạ của văn xuôi Việt cuối thế kỷ XX

Một câu chuyện vừa giản dị, vừa lạ mắt về “thứ tình yêu bị xã hội chối bỏ” (Philip Herter) trong bối cảnh Việt Nam mới bước ra khỏi cơn khủng hoảng mang tên chiến tranh. Dù đã được viết cách đây 35 năm, ý nghĩa xã hội của Bố con là đàn bà vẫn còn mới ở hiện tại, khi việc nhìn nhận của xã hội về vấn đề đồng tính chưa hoàn toàn cởi mở. Lạ mắt bởi trước đó (thời điểm 1993), độc giả Việt Nam chưa từng chứng kiến thứ tình cảm nào như vậy trong văn chương nghệ thuật. Mô tả tình bạn, tình yêu đồng giới của hai người nữ bằng một giọng văn thản nhiên khách quan, có vẻ như Vũ Bão đang làm một công việc tất yếu và tối hậu của văn chương Việt sau đổi mới: phản ánh thứ hiện thực đang diễn tiến chứ không phải hiện thực trong mơ ước. Nhưng đọc hết thì lại thấy dường như sự tiên nghiệm về các mối quan hệ con người phức tạp, mập mờ mới chính là điều mà nhà văn muốn hướng tới.

Vai trò của cốt truyện trong một số loại hình nghệ thuật

Tác phẩm nghệ thuật bao gồm nhiều yếu tố, nhiều thành phần được kết cấu theo một hệ thống, trong đó, cốt truyện được quan niệm là một yếu tố thuộc nội dung tác phẩm. Cốt truyện là phương tiện bộc lộ tính cách, bộc lộ mối quan hệ giữa các nhân vật. Mặt khác, cốt truyện bao gồm những sự kiện và mỗi sự kiện là một cột mốc nhằm khái quát những xung đột của đời sống xã hội. Thông qua cốt truyện, tác giả khái quát hóa những xung đột xã hội và loại bỏ những yếu tố ngẫu nhiên; đồng thời thể hiện tâm hồn, tình cảm của mình. Bài viết tập trung phân tích vai trò của cốt truyện trong một số loại hình nghệ thuật như: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, phim truyện điện ảnh…

Thế giới loài vật trong sáng tác dành cho thiếu nhi của nhà văn Vũ Hùng

Văn học thiếu nhi có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống văn hóa tinh thần của trẻ thơ. Tuy nhiên, có một nghịch lý là dường như xã hội càng hiện đại, giới sáng tác càng ít mặn mà với mảng văn học dành cho thiếu nhi. Đây vẫn là một mảnh đất hoang đầy tiềm năng cần khai phá. Tác giả Vũ Hùng với những tác phẩm văn học thiếu nhi nổi danh từ những năm 60 của TK XX đã, đang hấp dẫn được thế hệ trẻ thơ bằng những hình ảnh về thế giới thiên nhiên vừa kỳ ảo, vừa chân thực, một khoảng trời lung linh, rực rỡ sắc màu với cuộc sống sôi động, náo nhiệt của thiên nhiên, muôn thú. Trong bối cảnh văn học hiện nay, những trang văn của tác giả Vũ Hùng dành cho thiếu nhi thật đáng trân trọng. Nó được coi như những món quà diệu kỳ của cuộc sống.

TIỂU NỮ THẦN HAY NHÂN VẬT NỮ NỔI LOẠN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA IVAN BUNIN

Trong số các cây bút Nga TK XX, có lẽ Bunin và Nabokov là hai nhà văn để lại ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc bởi chính khí chất con người và văn chương của họ: Bunin hiền mà tinh tế nhạy cảm, Nabokov quái nhưng không kém phần sắc sảo, sâu xa. Những nhân vật để lại nhiều ấn tượng nhất với bạn đọc trong các sáng tác của Bunin và Nabokov chính là những nhân vật nữ. Bài viết đi vào tìm hiểu nhân vật tiểu nữ thần trong các sáng tác của Bunin trong sự so sánh với các tác phẩm của Nabokov.