Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Nghệ thuật > Văn học

Con người hoài nghi về thực tại trong sáng tác của Haruki Murakami

Haruki Murakami là nhà văn tiêu biểu của văn học TK XXI. Các tác phẩm của ông luôn thể hiện bi kịch của con người hậu hiện đại với những biểu hiện như: sự khủng hoảng mất niềm tin, nỗi cô đơn cùng cực, những ẩn ức tinh thần không thể giải tỏa, đặc biệt là những hoài nghi tuyệt vọng về thực tại.

Di sản Sundarbans trong tiểu thuyết Những đứa con của nửa đêm của Salman Rushdie

Năm 1981 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của tiểu thuyết Ấn Độ viết bằng tiếng Anh với thành công rực rỡ của Salman Rushdie, một người Anh gốc Ấn tha hương, được thế giới biết đến qua tiểu thuyết đạt giải thưởng văn học Man Booker danh giá Những đứa con của nửa đêm. Yếu tố nghệ thuật, sự đa dạng sắc màu văn hóa và chiều sâu của thế giới nội tâm trong tác phẩm đã làm say mê công chúng. Vận dụng lý thuyết phê bình phân tâm học, kết hợp kiến thức liên ngành, bài viết mong muốn thâm nhập, khám phá lịch sử, con người và văn hóa Ấn Độ nhằm giải mã tiểu thuyết Những đứa con của nửa đêm thông qua biểu tượng rừng Sundarbans.

Văn hóa Đảng - nhìn từ hình tượng người chiến sĩ cộng sản qua một số tiểu thuyết xuất bản gần đây

Tột cùng văn hóa là con người. Chiến sĩ cộng sản là một danh từ đẹp bởi nó tượng trưng cho tinh thần tận hiến vì lý tưởng nhân văn cao cả - giải phóng con người khỏi cường quyền áp bức để được sống trong tự do, bình đẳng, bác ái. Nhà thơ Cuba F.Rôđrighêt đã viết bài thơ “Hồ Chí Minh - tên Người là cả một niềm thơ”. Những đồng chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào văn học như một lẽ tự nhiên. Họ chính là một thế hệ kim cương trải qua lửa đỏ và nước lạnh của trường đấu tranh cách mạng. Họ biểu thị cho văn hóa Đảng trong thời kỳ lịch sử hiện đại.

Vũ Bằng - một tấm gương văn hóa nhà văn

Nhà văn Vũ Bằng tên khai sinh Vũ Đăng Bằng (1913-1984), viết văn với các bút danh như: Tiêu Liêu, Thiên Thư, Lê Tâm, Vạn Lý Trình, Hoàng Thị Trâm. Ông được Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam công nhận là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam theo quyết định số 241/QĐ-HV, ngày 11-5-2010. Nhà văn Vũ Bằng viết văn, làm báo từ đầu những năm 30 đến cuối những năm 60 TK XX. Những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954), ông vừa viết văn, làm báo ở vùng tạm chiếm, vừa hoạt động tình báo quân đội (Bí danh X10). Hòa bình lập lại trên miền Bắc, ông vào miền Nam, tiếp tục sống và viết, làm vỏ bọc hoạt động cách mạng bí mật. Các tác phẩm chính của nhà văn Vũ Bằng: Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937), Truyện hai người (tiểu thuyết, 1940), Cai (hồi ký, 1942), Thương nhớ mười hai (ký, 1960), Miếng ngon Hà Nội (ký, 1955), Bốn mươi năm nói láo (hồi ký, 1969), Khảo về tiểu thuyết (1951-1955), Tuyển tập Vũ Bằng (2006). Nhà văn Vũ Bằng vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, năm 2007. Có thể nói, ông là tấm gương tận hiến cho nền văn hóa dân tộc bằng những sáng tác văn chương độc đáo, thành công của mình.