Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Văn hóa > Du lịch

Vai trò của xây dựng thương hiệu du lịch tại các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam

Thương hiệu du lịch là yếu tố quan trọng duy trì, phát triển thị trường khách du lịch trong và ngoài nước. Việc xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch không chỉ là động lực phát triển du lịch ở nước ta, còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia. Với lợi thế là đất nước có nhiều di sản văn hóa thế giới, Việt Nam có điều kiện để phát huy thế mạnh này trong xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.

Đánh giá của du khách về các hoạt động dịch vụ tại Khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long (HTTL) là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long, Hà Nội. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử, được khai quật vào tháng 12-2002 với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau. Ngày 31-7-2010 (giờ Brasil), Ủy ban Di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận HTTL là Di sản Văn hóa thế giới. Bài viết tập trung phân tích: thực trạng du khách đến tham quan khu Trung tâm HTTL; đánh giá của du khách về một số hoạt động của khu di tích sau khi đến tham quan; đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thu hút du khách góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị kinh tế, xã hội khu di tích này trong thời gian tới.

Bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc Cơ Tu ở Tây Giang (Quảng Nam)

Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là vùng đất biên viễn, có núi cao hiểm trở, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người dân tộc Cơ Tu cư trú phân tán, phần lớn tập trung ven suối trong những khu rừng sâu. Trong quá trình sinh tồn và phát triển, dân tộc Cơ Tu có một kho tàng di sản văn hóa phong phú. Trong những năm qua, huyện Tây Giang đã chung sức bảo tồn giá trị di sản văn hóa tại các bản làng bằng những việc làm thiết thực như phục hồi kiến trúc nhà Gươl, bảo tồn nghề dệt, khôi phục ẩm thực, sưu tầm, biên chép về phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, dân ca, dân vũ... Các hoạt động trên đã góp phần quan trọng vào tiến trình bảo tồn các giá trị di sản văn hóa của dân tộc Cơ Tu tại huyện Tây Giang trong xu thế phát triển hiện nay.

Một số giải pháp tăng cường liên kết phát triển du lịch sinh thái vùng Đông Nam bộ

Vùng Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, nhưng hiện nay việc khai thác tiềm năng này chưa hiệu quả. Nguyên nhân là do khâu liên kết phát triển du lịch sinh thái còn lỏng lẻo, thiếu cơ chế phối hợp. Do vậy, việc đẩy mạnh liên kết trong phát triển du lịch ở Đông Nam Bộ cần khắc phục những hạn chế trong liên kết, cũng như tận dụng các tiềm năng để thúc đẩy liên kết du lịch sinh thái của vùng.

Phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Mường ở Cẩm Lương (Thanh Hóa)

Cẩm Lương là xã vùng cao của huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, nơi có suối cá thần - tài nguyên du lịch hấp dẫn, điều kiện cơ bản để phát triển du lịch, trong đó có loại hình du lịch cộng đồng. Dù vẫn ở bước đầu hình thành, nhưng du lịch cộng đồng tại Cẩm Lương đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng cư dân người Mường ở địa phương. Bài viết trình bày sự thay đổi cách nhìn nhận về hướng phát triển du lịch, cách làm du lịch tạo ra thu nhập bền vững từ các cấp quản lý đến người dân trong cộng đồng, sự thay đổi trong nhận thức về bảo tồn những giá trị văn hóa và tài nguyên môi trường của địa phương.

Tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch khu vực duyên hải Đông Bắc

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao vì vậy liên kết phát triển du lịch là yêu cầu quan trọng để đảm bảo sự thành công. Liên kết, hợp tác phát triển du lịch không chỉ xuất phát từ bản chất của hoạt động du lịch, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển xã hội của lãnh thổ, điểm đến thông qua các hình thức liên kết. Liên kết, hợp tác phát triển du lịch sẽ tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho phát triển du lịch, qua đó tạo việc làm cho xã hội. Vì vậy, việc đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch là yếu tố tích cực cho phát triển bền vững du lịch đứng từ góc độ kinh tế - xã hội.