Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Ban Nghiên cứu lý luận tiếp nối truyền thống 50 năm Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật

ca xèng

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với Lãnh đạo ca xèng và cán bộ, biên tập viên Ban Nghiên cứu lý luận tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển VHTTDL” lần thứ nhất (9/2023) - ảnh: Tuấn Minh

 

Cột mốc 50 năm thật đáng tự hào và xúc động. Trong suốt nửa thế kỷ qua, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật đã không ngừng đổi mới, phát triển, giữ vững tinh thần truyền thống, luôn là địa chỉ tin cậy cho bạn đọc muốn tìm hiểu và có niềm đam mê với văn hóa, nghệ thuật. Với tinh thần, trách nhiệm với nghề, sự đoàn kết trong nội bộ cơ quan chính là động lực để Tạp chí luôn giữ vững được thương hiệu.

Lâu nay, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật được biết đến với những học giả có tên tuổi trong ngành như: nhà nghiên cứu Hà Xuân Trường, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, chủ nhiệm Tạp chí khi mới ra đời; GS, NGND, họa sĩ Trần Đình Thọ, Tổng Biên tập đầu tiên, tiếp đó là các Tổng biên tập: Lê Như Dực - Kính Dân; PGS Nguyễn Đức Đàn; TS, VS Hồ Sĩ Vịnh; GS, TS Nguyễn Chí Bền, Nhà báo Phạm Vũ Dũng… Ngoài ra còn có nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng như: nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật; họa sĩ, Phó Tổng Biên tập Trần Tuy; nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền; PGS, TS Nguyễn Thụy Loan; PGS, TS Đỗ Lai Thúy, TS Bùi Khởi Giang; TS Nguyễn Minh San… Họ là những nhà nghiên cứu có tiếng ở trong và ngoài nước trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, có đóng góp rất lớn vào nền học thuật nước nhà. Nhắc đến họ là nhắc đến niềm tự hào của Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật nói chung, của Ban Biên tập (nay là Ban Nghiên cứu lý luận) nói riêng. Ban Nghiên cứu lý luận là đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, có chức năng xây dựng kế hoạch bài cho 12 số thuộc Kỳ I Nghiên cứu, Thông tin lý luận của Tạp chí trong năm, đồng thời tham gia tổ chức hội thảo khoa học, làm sách và các ấn phẩm xuất bản khác dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo cơ quan, đảm bảo chất lượng các bài viết không sai phạm về nội dung chính trị và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Bên cạnh đó, Ban Nghiên cứu lý luận có nhiệm vụ dự thảo kế hoạch công tác của Ban và trình Lãnh đạo Tạp chí duyệt, chuẩn bị nội dung, chương trình các kỳ họp của Ban Nghiên cứu lý luận, nhóm cộng tác viên; Xây dựng, thực hiện kế hoạch bài vở của tạp chí; Tiếp nhận các thông tin, dữ liệu do các đơn vị, tác giả gửi bài đến và phân công xử lý, biên tập, rà soát bản thảo các ấn phẩm trước khi xuất bản; Tham gia viết tin, bài và biên tập tin, bài, ảnh; Tham mưu, đề xuất chủ đề, nội dung, hình thức, số lượng các tin tức, sự kiện; Chỉnh sửa bản thảo, biên tập, phê duyệt, xuất bản các tin tức, tài liệu, quản lý các tài liệu đã xuất bản; Xây dựng và tổ chức mạng lưới cộng tác viên; Tiếp nhận, xử lý, biên tập tin, bài, ảnh, tài liệu của các cộng tác viên trước khi xuất bản; Hướng dẫn nghiệp vụ viết tin, biên tập tin.

Tuy phải đối mặt với sự bùng nổ thông tin trên internet ngày càng mạnh mẽ, nhưng nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban Lãnh đạo Tạp chí, Kỳ 1: Nghiên cứu, Thông tin lý luận của Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật vẫn luôn giữ được đặc thù riêng, thu hút người đọc am hiểu và muốn tìm hiểu các thông tin sâu sắc hơn về đời sống văn hóa, nghệ thuật. Nhiều độc giả tin tưởng rằng, một tờ báo, tạp chí có lịch sử lâu đời sẽ tạo được sự tin cậy và uy tín, bởi họ có nhiều nguyên tắc, tiêu chuẩn nghiêm ngặt về tính chính xác, độ tin cậy của thông tin. Nhận thức được tầm quan trọng và vị trí đó, đội ngũ biên tập viên của Ban Nghiên cứu lý luận luôn không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn, đưa những bài báo khoa học có chất lượng, cập nhật thông tin tới độc giả. Hơn nữa, xu hướng báo chí giải pháp, báo chí tư liệu, đảm bảo tính tin cậy, khách quan và nhân văn vẫn có sự hấp dẫn, là hướng đi của không chỉ Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật mà của nhiều cơ quan báo chí hiện nay.

Các bài viết nghiên cứu khoa học được đăng tải trên Kỳ 1 (xuất bản ngày 10 hằng tháng) có nội dung vừa bao quát, vừa chuyên sâu về văn hóa, nghệ thuật, gia đình. Ngoài ra, còn có các bài viết mang tính chính trị như tuyên truyền các hoạt động nổi bật, có ý nghĩa của Đảng và nhà nước ta, các dịp lễ lớn như: Đại hội Đảng lần thứ XIII, trong có các bài viết đóng góp ý kiến cho dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII (phần về văn hóa); các bài viết phân tích làm rõ những vấn đề quan trọng, sâu sắc trong bài viết Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Nhìn lại 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020; Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030; Xây dựng môi trường văn hóa số; ngoài ra còn tổ chức tuyến bài tuyên truyền đậm nét về Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) với các bài viết chuyên sâu của đông đảo nhà nghiên cứu khoa học đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua, những ý kiến đóng góp tâm huyết của các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ…; cùng nhiều bài viết nghiên cứu lý luận chuyên sâu về văn hóa, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng… Ban Nghiên cứu lý luận đã trực tiếp tham gia công tác tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học của Tạp chí như: Tọa đàm Truyền thông với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc (2019); Hội thảo Văn hóa doanh nghiệp - Điểm tựa phục hồi kinh tế sau đại dịch (2022); Hội thảo Thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 - Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn (9-2023). Trong nhiều năm qua, Kỳ 1 của Tạp chí tiếp tục đạt điểm khoa học cao thuộc top đầu chuyên ngành Văn hóa Nghệ thuật do Hội đồng Giáo sư nhà nước công nhận, phục vụ rộng rãi bạn đọc, góp phần phát triển công tác quản lý, đào tạo nhân lực bậc cao cho ngành và xã hội.

Xác định được đối tượng độc giả trung thành là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa, những người thực hành văn hóa, nghiên cứu sinh, sinh viên chuyên ngành Văn hóa Nghệ thuật…, Ban Nghiên cứu lý luận đã đề ra mục tiêu cụ thể, đó là phát triển theo hướng chuyên ngành, chuyên sâu, nâng cao hơn nữa hàm lượng khoa học nghiên cứu, lý luận…

Để có được những thành tựu trong 50 năm qua, không thể không kể đến những đóng góp quan trọng của đội ngũ cộng tác viên, biên tập viên, chính họ đã tạo nên những bài viết có chất lượng, trở thành nguồn tư liệu có giá trị đến tận ngày nay. Từ công việc khám phá những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, truyền tải những câu chuyện rút ra từ đời sống xã hội, đến việc phân tích sâu về các vấn đề quan trọng - đội ngũ cộng tác viên, biên tập viên đã làm cho từng số của Tạp chí trở nên đặc biệt và đáng nhớ.

Đặc biệt trong thời gian qua, các biên tập viên, phóng viên trong Ban Nghiên cứu lý luận luôn tích cực trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực của người làm báo, tham gia nhiều cuộc thi, giải báo chí và đạt những thành tích đáng ghi nhận. PGS, TS Nguyễn Đăng Nghị (nguyên Trưởng Ban Biên tập) đoạt Giải Nhì của Hội Nhạc sĩ Việt Nam về các bài báo, công trình nghiên cứu về phê bình Âm nhạc năm: 2009, 2011, 2012, 2013, 2014, 2017; nguyên Biên tập viên Đào Mai Trang đoạt Giải Nhì giải báo chí quốc gia năm 2015; biên tập viên, Ths Nguyễn Thị Vân Anh - TS Uông Thị Mai Hương đoạt Giải Ba giải báo chí Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ Nhất năm 2023...

Để xây dựng Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật vững mạnh hơn, Ban Nghiên cứu lý luận xin được đề xuất một số nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp cụ thể như sau:

Ban Nghiên cứu lý luận sẽ tiếp tục nâng cao tính học thuật, tăng cường các bài viết chuyên sâu, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn về văn hóa, nghệ thuật, gia đình của các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học uy tín; mở rộng đề tài, chuyên mục các bài viết chuyên sâu về văn hóa cơ sở; tổ chức các bài viết chuyên sâu, thông tin về nghệ thuật trong nước và quốc tế, đáp ứng đa dạng đối tượng độc giả, nhất là độc giả trẻ.

Đội ngũ phóng viên, biên tập viên tiếp tục nâng cao và phát huy phẩm chất đạo đức trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông về kiến thức chuyên ngành và báo chí, nắm bắt nhanh ứng dụng khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin để sáng tạo và tổ chức nội dung các tác phẩm báo chí có giá trị cao về tư tưởng và hàm lượng khoa học, hấp dẫn bạn đọc. Tiếp tục đề xuất cử phóng viên, biên tập viên tham gia các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ chính trị, chuyên môn, chú trọng công tác đào tạo tại chỗ.

Tăng cường đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giàu kinh nghiệm để tổ chức nội dung chuyên sâu, góp phần nâng cao chất lượng khoa học, định hướng thông tin, thực hiện đúng mục đích và tôn chỉ của Tạp chí. Tạp chí cần xây dựng kế hoạch gặp gỡ cộng tác viên hằng năm để có cơ hội trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ báo chí, định hướng tuyến bài viết trong năm.

Xây dựng chế độ đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; có cơ chế khuyến khích sáng tác những tác phẩm báo chí chất lượng cao thông qua cơ chế nhuận bút và hỗ trợ chuyên môn của Hội Nhà báo Việt Nam. Bổ sung biên chế còn thiếu, tuyển dụng đối với những người làm báo chí có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn ở các cơ quan báo chí khác.

Cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị hiện đại cho các phóng viên, biên tập viên tham giá quá trình tác nghiệp báo chí. Sớm hoàn thiện phương án trụ sở 58 Kim Mã, Hà Nội để hoạt động, công tác được thuận lợi.

Cần xây dựng mô hình tòa soạn hiện đại theo hướng đa phương tiện, đa nền tảng, khai thác nền tảng công nghệ nhằm lan tỏa thông tin trên mạng internet, thiết kế, sáng tạo các mô hình sản phẩm thông tin mới trên các nền tảng khác nhau để tăng độ tương tác với độc giả; nâng cao công tác quản lý hành chính, chuyên môn, nghiệp vụ, gồm ấn phẩm in và phiên bản điện tử; sách in và sách điện tử; thư viện điện tử, ấn phẩm song ngữ phục vụ tiện ích công tác nghiên cứu.

Bên cạnh đó, Tạp chí cũng cần thúc đẩy, tăng cường hợp tác quốc tế với các cơ quan báo chí nước ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm, nhất là về chuyển đổi số; liên kết tổ chức hội thảo, xuất bản ấn phẩm, phát hành, quảng cáo… Cần tăng cường cử các phóng viên, biên tập viên đi công tác tại các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực, cập nhật những kiến thức mới và học hỏi từ các cơ quan báo chí khác.

50 năm qua, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật đã có những bước chuyển mình rõ nét, để lại dấu ấn sâu sắc trong sự nghiệp phát triển văn hóa, nghệ thuật nước nhà. Tiếp nối những thành công của thế hệ đi trước, các thành viên trong Ban Nghiên cứu lý luận ngày hôm nay sẽ đồng lòng và tiếp tục cố gắng phát huy truyền thống vẻ vang của Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.

 

BAN NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN

ca xèng

 

________________

Tham luận tại Hội thảo “ ca xèng – 50 năm nhìn lại để vững bước đi tiếp” ngày 22/11/2023

 

 

;