Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

Thiết chế văn hóa cơ sở trong xây dựng đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay

Thiết chế văn hóa (TCVH) đã và đang đồng hành với đời sống hằng ngày của nhân dân, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... của đất nước. Quản lý các TCVH và tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao… là nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về văn hóa, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Việc sử dụng các TCVH hiện nay đã đạt được một số thành tựu nhất định, tuy nhiên công tác quản lý các TCVH ở cơ sở vẫn còn một số tồn tại. Nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò của TCVH trong xây dựng đời sống văn hóa là nhiệm vụ cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân và chính quyền các cấp trong giai đoạn hiện nay

Đề cương về văn hóa Việt Nam và hệ nguyên tắc vận động, xây dựng, phát triển văn hóa ở nước ta

Đến nay, đã tròn 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời, đi vào thực tiễn cách mạng và phát huy tác dụng rộng lớn, sâu sắc trong đời sống văn hóa của dân tộc. Những quan điểm, luận chứng, ý kiến được nêu lên trong Đề cương về văn hóa Việt Nam với khá nhiều nội dung bao quát, trong đó có nhiều vấn đề, đến nay, vẫn còn giữ nguyên giá trị cũng như tính thời sự của nó, chẳng hạn: phạm vi của vấn đề văn hóa bao gồm cả tư tưởng học thuật và nghệ thuật; quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, chính trị; quan niệm của người cộng sản về vấn đề văn hóa; tính chất xã hội chủ nghĩa của nền văn hóa; nguyên tắc vận động văn hóa; nhiệm vụ của các nhà hoạt động văn hóa... góp phần giúp chúng ta nhận dạng và thúc đẩy việc xây dựng, phát triển văn hóa theo hướng bền vững; gia tăng sức mạnh hội nhập của văn hóa Việt Nam với văn hóa nhân loại.

"Đề cương về văn hóa Việt Nam" 1943: Điểm tựa cho các tác phẩm VHNT, sản phẩm truyền thông có giá trị, hấp dẫn

Theo TS Trần Đoàn Lâm (nguyên Giám đốc Nxb Thế giới), “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943 có giá trị vượt thời gian, với những nguyên tắc cốt lõi: Dân tộc – Khoa học – Đại chúng, là điểm tựa để các tác giả bám sát, sáng tạo nên những tác phẩm văn học, nghệ thuật, sản phẩm truyền thông, có giá trị, hấp dẫn công chúng. Ông chia sẻ:

Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc - một trong những nội dung quan trọng của "Đề cương về văn hóa Việt Nam" năm 1943

“Nhìn lại từ bản Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đến các văn kiện, nghị quyết sau này của Đảng, bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc của người Việt luôn được đề cao, trong đó tính dân tộc luôn được Đảng ta đặt lên hàng đầu” - TS Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ thuật.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ở Việt Nam hiện nay: Những vấn đề đặt ra

Tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa có mối quan hệ biện chứng, thể hiện ở chất lượng phát triển bền vững của quốc gia. “Nếu phát triển kinh tế để xây dựng nền tảng vật chất thì phát triển văn hóa để tạo dựng nền tảng tinh thần của xã hội” (1). Trên cơ sở vận dụng linh hoạt, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước thực hiện các quan điểm, chủ trương và giải pháp kịp thời, đúng đắn để giải quyết hài hòa mối quan hệ này. Đây là đòi hỏi cấp thiết và lâu dài trong công cuộc đổi mới đất nước, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế hiện nay.