Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa đối ngoại trong bối cảnh hiện nay

Trong thế giới toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, cùng với sự phát triển và đi lên của đất nước, công tác đối ngoại đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức, đối tượng và địa bàn hoạt động, góp phần quan trọng chuyển tải đến thế giới thông tin, hình ảnh đất nước Việt Nam đổi mới, hội nhập thành công và giàu tiềm năng hợp tác. Trong thông tin giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, tiềm năng hợp tác phát triển của Việt Nam, yếu tố văn hóa đóng vai trò đậm nét. Các quốc gia trên thế giới, dù đang phát triển hay là một nước phát triển, đều coi trọng các hoạt động thông tin đối ngoại về văn hóa, coi đây như sức mạnh mềm nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Văn hóa càng tỏ rõ ưu thế trong công tác thông tin đối ngoại.

Bàn nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các Hội VHNT

Sáng 25-4, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban sơ kết quý I/2022 với các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương, trong đó nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các Hội VHNT được đề cập, nhất là vấn đề tài chính, kinh phí hoạt động.

Góp phần tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa phải tạo ra những điều kiện cần thiết về vật chất, con người và khoa học - công nghệ, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Do vậy, việc kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc có ảnh hưởng vô cùng to lớn. Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là sự bảo đảm đặc tính riêng của mỗi dân tộc, thể hiện sức sống thật sự của dân tộc ấy.

Phát huy vốn văn hóa trong phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Công nghiệp văn hóa (CNVH) là các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa văn hóa, hội tụ 4 yếu tố: tính sáng tạo, vốn văn hóa, công nghệ và kỹ năng kinh doanh. Vốn văn hóa không chỉ tạo ra sản phẩm văn hóa mà còn tạo ra môi trường và điều kiện cho ngành CNVH phát sinh và phát triển. Phát triển CNVH dựa trên nguồn vốn văn hóa trở thành xu hướng tất yếu vì vai trò và lợi ích của nó đối với sự phát triển bền vững. Với nguồn vốn văn hóa phong phú, đa dạng, Hà Nội đang trong tiến trình xây dựng những ngành CNVH thích ứng với các bước phát triển mới của thời đại.

Xây dựng Bộ Chỉ số văn hóa quốc gia vì sự phát triển bền vững

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa và sự phát triển kinh tế, xã hội đã, đang được nhiều học giả quan tâm. Tuy nhiên, việc làm rõ vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là sự phát triển bền vững của một cộng đồng, một địa phương hay một quốc gia, không phải là một nhiệm vụ dễ. Lý do đầu tiên ảnh hưởng tới việc đo đạc tác động này nằm ở sự trừu tượng và đa dạng trong định nghĩa khái niệm văn hóa và trong việc xác định các nội hàm của khái niệm này.

Bảo tàng và di tích thời đại dịch

Đại dịch COVID-19 bùng phát, gây ảnh hưởng nặng nề tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của mọi quốc gia trên thế giới. Hoạt động của hệ thống bảo tàng, di tích toàn cầu cũng không nằm ngoài bối cảnh ấy, theo đó, Chính phủ của mỗi nước đã có sự đầu tư, chỉ đạo, chuyển hướng hoạt động, theo những mức độ và điều kiện khác nhau. Với bảo tàng và di tích, đó là đầu tư cho công nghệ nhằm thay đổi cách tiếp cận với công chúng. Ở nước ta, cho dù công nghệ phát triển chậm hơn, nhưng hoạt động của hệ thống bảo tàng, di tích cũng đã có sự lột xác đáng kể để tiếp cận với thế giới, thích ứng với đại dịch.

Từng bước xây dựng Hưng Yên trở thành một trung tâm di sản văn hóa đặc sắc tại khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước

LTS: Ngày 12-11- 2021, tại Quyết định số 1909/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Đây là chiến lược quan trọng, định hướng cho công cuộc “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những tác động to lớn với kinh tế, xã hội và con người của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng...”. Kể từ số này, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật mở chuyên mục “Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 “ với mong muốn nhận được những bài viết nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và tổng kết thực tiễn, các bài viết chuyên sâu phản ánh những vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai chiến lược; những mô hình, cách làm hay; những cá nhân tiêu biểu, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; những vướng mắc, bất cập về thể chế, cơ chế chính sách, những điểm nghẽn cần tháo gỡ, giải quyết... Bài viết xin gửi thư điện tử theo địa chỉ: vhntvn@vnn.vn. Trong bài ghi rõ, gửi cho chuyên mục “Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030” (VHNT).

Vai trò của du lịch văn hóa trong phát triển công nghiệp văn hóa tại Việt Nam

Thời gian qua, câu chuyện mối quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được quan tâm và tạo ra những luồng quan điểm khác nhau. Bên cạnh mối quan hệ tương hỗ bất biến, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, rất cần phát triển du lịch văn hóa thành một ngành CNVH, nhưng những nhà du lịch học lại cho rằng, bản thân du lịch đã là một ngành kinh tế tổng hợp, có yếu tố công nghiệp dịch vụ đặc thù nên việc phát triển du lịch văn hóa thành ngành CNVH là không hợp lý, mà chỉ nên phát triển ngành CNVH dựa trên ngành kinh tế du lịch, trong đó có du lịch văn hóa. Dù theo quan điểm nào thì vai trò của du lịch trong phát triển CNVH là rất lớn và ngược lại, vai trò của văn hóa trong phát triển du lịch cũng chiếm một vị trí quan trọng. Vấn đề là làm thế nào để du lịch văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong phát triển ngành CNVH tại Việt Nam trong thời gian tới?