Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Vấn đề an ninh phi truyền thống và một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến hoạt động du lịch

1. Khái niệm

An ninh phi truyền thống (ANPTT) là thuật ngữ xuất hiện từ những năm 80 của TK XX và được sử dụng rộng rãi trong thập niên đầu TK XXI. Đến nay, ANPTT trở thành thuật ngữ phổ biến thường được dùng trong các hội nghị, diễn đàn, hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia.

ANPTT là một trạng thái an ninh khác với an ninh truyền thống, phản ánh sự thay đổi nhận thức của con người về an ninh. ANPTT không chỉ bó hẹp trong nội hàm bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn bao gồm bảo vệ con người, kinh tế, văn hóa, kinh tế, du lịch. Có thể nói, đây là một loại hình an ninh mới do những yếu tố phi chính trị, phi quân sự gây ra, tác động trực tiếp đến nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của một quốc gia.

Ở Việt Nam, vấn đề ANPTT được Đảng ta nhận thức rất sớm, chỉ ra trong Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 17-12-1998 của Bộ Chính trị khóa VIII, cảnh báo và chỉ ra các yếu tố thách thức với an ninh quốc gia, trong đó có vấn đề ANPTT. Đặc biệt Đại hội lần thứ XIII của Đảng năm 2021 tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán về nội dung, thách thức của ANPTT đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Văn kiện Đại hội ghi rõ: “Những vấn đề như bảo vệ hòa bình, an ninh, con người, thiên tai, dịch bệnh, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường... tiếp tục diễn biến phức tạp” (1).

ANPTT là khái niệm động, thay đổi tùy thuộc vào cách thức tiếp cận, chủ yếu sử dụng để phân biệt với an ninh truyền thống, dùng để chỉ các mối đe dọa, thách thức phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, dân tộc, cộng đồng và sự ổn định của mỗi con người, có nguồn gốc phi quân sự từ các tác nhân, chủ thể phi nhà nước (2).

2. Đặc điểm, tầm ảnh hưởng của ANPTT

Về đặc điểm

Các vấn đề ANPTT diễn ra với phạm vi vô cùng rộng lớn, tốc độ lan truyền siêu nhanh trên phạm vi khu vực hoặc toàn cầu. Một số vấn đề nổi cộm hiện nay như: dịch bệnh, tội phạm, biến đổi khí hậu...

Các tác nhân đe dọa ANPTT thường là tự nhiên hoặc do các cá nhân, nhóm người, tổ chức nước ngoài tiến hành.

Mối đe dọa ANPTT uy hiếp trực tiếp đến cá nhân, cộng đồng rồi lan rộng ra phạm vi toàn quốc.

Những vấn đề mang tính phi bạo lực (kinh tế, văn hóa, môi trường...) và các vấn đề mang tính bạo lực (khủng bố, tội phạm có tổ chức...) cũng là những mối đe dọa của ANPTT.

Hợp tác, ngoại giao được xem là biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết mối bận tâm này.

Về ảnh hưởng

Ngày trước, ANPTT xuất hiện sớm hơn nhưng rất ít người quan tâm, chú trọng đến so với an ninh truyền thống.

Đến nay, do tác động của toàn cầu hóa, mặt trái của sự phát triển khoa học, kỹ thuật..., các vấn đề ANPTT hiện lên với những vấn đề nổi cộm, phức tạp, đe dọa trực tiếp đến an nguy tính mạng của quốc gia.

Trong hai năm trở lại đây, dịch bệnh COVID-19 chính là ví dụ điển hình cho thấy sự nguy hiểm, đe dọa ANPTT với tốc độ lan truyền nhanh đến đáng sợ, ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Các nguy cơ, thách thức, mối đe ANPTT ban đầu tác động trực tiếp đến con người, cộng đồng về lâu dài sẽ hủy hoại an ninh của quốc gia.

3. Đánh giá tác động của ANPTT ảnh hưởng đến ngành Du lịch

Dịch bệnh

Dịch COVID-19 đã chấm dứt chuỗi tăng trưởng trung bình gần 23%/ năm lượng khách quốc tế đến nước ta giai đoạn 2015-2019. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cả nước chỉ đón 3,7 triệu lượt khách quốc tế, giảm 80% so với năm 2019; 56 triệu lượt khách nội địa, giảm 34,1% và tổng thu du lịch giảm khoảng 58,7%. Trong 9 tháng đầu năm 2021, khách du lịch nội địa tiếp tục giảm 16% so với cùng kỳ 2020, đạt 31,5 triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch giảm 41%.

Dịch vụ du lịch bị tác động bởi dịch COVID-19, trong đó tác động mạnh nhất như: hàng không là 100%, dịch vụ lưu trú là 97,1%, dịch vụ ăn uống 95,5%, đại lý du lịch là 95,7%... Công suất buồng phòng các khách sạn chỉ đạt 10-15%; gần 90% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đóng cửa (3).

Nhân lực du lịch các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lần lượt phải cắt giảm nhân sự từ 70%-80%. Sang năm 2021, số lượng lao động vẫn làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35%, lao động cầm chừng chiếm 10% (4). Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến 2,5 triệu lao động trong ngành Du lịch với 800.000 lao động trực tiếp, trong đó đối tượng bị mất việc, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là hướng dẫn viên du lịch, nhân viên làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch, khu điểm du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, tàu du lịch, doanh nghiệp du lịch khác...

Chiến tranh và khủng bố

Năm 2019, trước khi xảy ra dịch COVID-19 và xung đột giữa 2 nước Nga và Ukraine, Việt Nam đón khoảng 650 ngàn lượt khách Nga, chiếm 25% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Qua khảo sát, khách Nga đến Việt Nam có thời gian lưu trú khoảng 14 ngày/ khách; chi tiêu khoảng 1.500 USD/ người, tương đương 110 USD/ ngày/ khách. Đến năm 2020, Việt Nam đón được 249.000 lượt khách Nga đến Việt Nam, sang năm 2021 thì lượng khách Nga giảm mạnh có 39.000 lượt khách. Lượng tụt giảm quá mạnh do bị ảnh hưởng kép từ đại dịch COVID-19 và chiến tranh.

ca xèng

Thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam giai đoạn 2015 -2023 - Nguồn: Cục Du lịch quốc gia Việt Nam

Ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine làm đồng rúp mất giá khiến công ty mất đi một lượng khách Nga phân khúc tầm trung và thấp, số khác đã gác lại ý định đi du lịch vì lo ngại kinh tế sẽ gặp khó khăn; lạm phát tăng cao, giá dầu leo thang… các hãng bay đã giảm tần suất bay từ 8 chuyến/ tháng xuống còn 5-6 chuyến/ tháng. Lượng khách cũng chưa lấp đầy chuyến bay nên doanh nghiệp bù lỗ khá nhiều. Lượng khách hủy tour cũng tăng lên khoảng 30% (5).

Gia tăng rủi ro và sự cố môi trường

Thực tế những năm qua cho thấy, Việt Nam đang đối mặt và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về môi trường sinh thái. Các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng nghiêm trọng, nhiều vụ ảnh hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác xử lý và khắc phục hậu quả. Hầu hết, các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đổ thải trộm hoặc do công trình xử lý, lưu trữ chất thải gặp sự cố, cháy nổ, rò rỉ hóa chất, tràn dầu… dẫn đến lượng lớn chất thải chưa qua xử lý xả thải ra môi trường. Điển hình như sự cố ô nhiễm môi trường biển từ việc xả thải của Công ty Formosa Hà Tĩnh (hồi tháng 4-2016) đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động du lịch của các tỉnh miền Trung. Đặc biệt, lượng du khách đến nghỉ dưỡng tại các bãi biển nổi tiếng như Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An... có thời điểm giảm sút nghiêm trọng (6).

Đặc biệt, gần đây, liên tiếp xảy ra các sự cố môi trường nghiêm trọng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, mà còn đe dọa đến trật tự an ninh xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường du lịch, điển hình sự cố cháy nổ tại Công ty Cổ phần Bóng đèn, phích nước Rạng Đông (28-8-2019) đã làm phát tán lượng thủy ngân ra môi trường ước khoảng 15,1-27,2 kg; sự cố đổ dầu thải trên sông Đà (10-10-2019) gây khủng hoảng nước sạch kéo dài cho nhân dân các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông… (7).

Tại Lâm Đồng, từ đầu năm đến nay đã xảy ra 5 vụ sạt lở đất làm 9 người thiệt mạng, 4 người bị thương. Sạt lở đất kèm theo các hiện tượng mưa lớn, ngập lụt, lốc xoáy đã gây hư hại 235 căn nhà, 6 cầu dân sinh, 2 điểm trường, 4 công trình thủy lợi cùng hàng trăm mét đường dân sinh. Gần đây nhất là cuối tháng 7, sau nhiều ngày mưa lớn, tại đèo Bảo Lộc một trận sạt lở đã vùi lấp trạm cảnh sát giao thông, làm 3 cán bộ - chiến sĩ cảnh sát giao thông và 1 người dân tử vong. Vụ sạt lở cũng cắt đứt giao thông qua đèo Bảo Lộc trong nhiều giờ. Trước đó, ở hẻm Hoàng Hoa Thám, phường 10, thành phố Đà Lạt cũng xảy ra vụ sạt lở làm 2 người tử vong do bờ taluy công trình đang xây dựng đổ sập sau một trận mưa lớn…(8). Hay mới đây nhất là vụ 4 hành khách người Hàn Quốc mới thiệt mạng do lũ từ thượng nguồn đổ về cuốn trôi xe Jeep chở 4 du khách Hàn Quốc tại khu du lịch quốc gia Làng Cù Lần vào ngày 24-10-2023. Với địa hình dốc, chia cắt và thường xảy ra sạt lở trong mùa mưa lũ, hiện tỉnh Lâm Đồng đã xác định được 163 điểm có nguy cơ sạt lở. Nguy cơ sạt lở tại các vùng đô thị có mật độ dân cư cao vẫn luôn tiềm ẩn.

Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và vấn đề an ninh nguồn nước

Các tài nguyên thiên nhiên (TNTN) ở Việt Nam đang bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng. Đây là hệ quả kéo dài của hoạt động khai thác TNTN một cách thiếu hợp lý, cùng với việc sử dụng TNTN lãng phí và công tác quản lý yếu kém của cấp chính quyền ở một số nơi. Chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt TNTN sau một thời gian dài xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế của đất nước chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thô. Tài nguyên rừng bị thu hẹp, suy giảm mạnh và các loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất cao, khoáng sản đang dần cạn kiệt; hạn hán, đất bị nhiễm mặn, hoang mạc hóa ngày một tăng...

An ninh nguồn nước: Việt Nam là nước có hệ thống sông ngòi dày đặc với 2.372 con sông và nguồn nước mưa dồi dào, mỗi năm khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình 1.500-2.000mm. Tuy nhiên, tại Việt Nam lại đang tồn tại một nghịch lý, khi mưa nhiều thì lũ lụt, ngập úng; hết mưa thì hạn hán, thiếu nước sạch dùng cho sinh hoạt. Bên cạnh đó, hàng loạt nguy cơ mất an ninh nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến cấp nước an toàn đã diễn ra từ quy mô nhỏ đến quy mô vùng và quy mô lưu vực đã được truyền thông đưa tin. Để bảo đảm sử dụng bền vững tài nguyên nước, mức khai thác không vượt ngưỡng 30% nguồn nước, nhưng hầu hết các sông ở miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 30-50% lượng dòng chảy. Việc khai thác quá mức nguồn nước, đặc biệt xây dựng các hồ thủy lợi, thủy điện là nguyên nhân làm suy giảm rõ rệt số lượng và chất lượng nước của các sông lớn như: sông Hồng, Đồng Nai, Sài Gòn, Gia Vu, Thu Bồn, Ba, Srêpốk... Do tập quán canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều nước của nhân dân nhưng lại thiếu các biện pháp dự trữ nước hợp lý trong mùa mưa để dùng dần trong mùa khô, nên thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu nước vào mùa khô ở nhiều nơi. Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia “thiếu nước” do lượng nước mặt bình quân đầu người chỉ đạt 3.840 m3/ năm, thấp hơn chỉ tiêu của Hội Tài nguyên Nước quốc tế (4.000 m3/ người/ năm). Đây được xem là một nghịch lý đối với một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc như nước ta (9).

Ảnh hưởng sinh thái và an ninh môi trường xuyên biên giới

Các vấn đề ANPTT, trong đó có ô nhiễm môi trường xuyên biên giới ngày càng phức tạp và trở thành một trong những thách thức đối với Việt Nam. Chúng ta đang phải gánh chịu nhiều tác động xấu tới môi trường nước theo lưu vực sông xuyên biên giới (sông Hồng, sông Mê Kông...) bởi chất thải của các quốc gia đầu nguồn đổ xuống lưu vực. Bên cạnh đó, việc gia tăng xây dựng các dự án thủy điện của một số quốc gia trên dòng chính sông Mê Kông dự báo sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh nguồn nước, nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học của nước ta. Ô nhiễm môi trường trên biển Đông diễn biến phức tạp, đặc biệt nổi lên là ô nhiễm dầu từ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển và sự cố tràn dầu đã ảnh hưởng tới các vùng ven biển ở nước ta.

4. Đề xuất giải pháp ứng phó với các thách thức ANPTT

Ở Việt Nam khả năng ứng phó trước các vấn đề ANPTT của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả về trình độ kinh tế, hệ thống chính trị, quan điểm, chiến lược phát triển, trình độ khoa học công nghệ, văn hóa, trong đó cũng có cả lĩnh vực du lịch... Vì vậy, cần phải dựa trên thực trạng nguồn lực và khả năng hiện có của quốc gia và ngành Du lịch mà lựa chọn sắp xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ quan trọng và cấp bách để có đầu tư giải quyết và tăng cường khả năng chống chịu cũng như thích ứng của các tầng lớp dân cư. Việt Nam cần huy động tối đa sức mạnh tổng hơp từ nguồn lực về tài chính, nhân lực, khoa học công nghệ, văn hóa, thể chế, mối liên kết... để giải quyết các vấn đề ANPTT trong phát triển kinh tế nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng, bảo đảm môi trường cho sự phát triển bền vững và nâng cao đời sống con người.

Một là, tăng cường nhận thức về ANPTT đối với lĩnh vực du lịch để tăng khả năng chống chịu trước các mối đe dọa ANPTT; trước tiên, người dân nói chung và cộng đồng tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và các cấp chính quyền quản lý về du lịch phải nhận thức đầy đủ toàn diện về các mối đe dọa ANPTT đối với an ninh con người (khách du lịch), an ninh cộng đồng, an ninh quốc gia và an ninh nhân loại. Tất cả các chủ thể đều chịu trách nhiệm quản trị ANPTT, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân nhận thức đầy đủ các thách thức, tác động, ảnh hưởng của ANPTT đối với đời sống con người, cộng đồng và an ninh quốc gia. Mỗi chủ thể cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình, chủ động phòng ngừa và ứng phó với thách thức ANPTT đối với ngành Du lịch (tài sản, khách du lịch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngành, lãnh thổ, uy tín quốc gia…). Việt Nam cần tích hợp các giải pháp phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa ANPTT trong ngành Du lịch vào từng chiến lược, chương trình, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế, xã hội chung. Chỉ khi Việt Nam gắn được tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước đi và từng chính sách phát triển; kiểm soát phân tầng xã hội; tích cực xóa đói, giảm nghèo, chăm lo hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm môi trường và điều kiện phát triển lành mạnh thì mới phòng ngừa, hạn chế và ứng phó hiệu quả được các vấn đề ANPTT.

Hai là, tăng cường sức mạnh nội lực, sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Du lịch nói riêng, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giảm thiểu tác động tiêu cực của việc phát triển du lịch khi rơi vào khủng hoảng. Thêm vào đó, ngành Du lịch - Dịch vụ cần thúc đẩy hợp tác quốc tế để phòng ngừa và ứng phó ngay các mối đe dọa ANPTT. Việt Nam cần xây dựng đội ngũ chuyên gia có trình độ công nghệ cao, chuyên gia am hiểu về các lĩnh vực ANPTT trong du lịch như: biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai, dịch bệnh, các sự cố môi trường, đủ năng lực phòng ngừa và ứng phó hiệu quả đối với an ninh mạng, một số dịch bệnh…

Ba là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các hoạt động du lịch, hoạt động ANPTT trong ngành Du lịch nhằm nghiên cứu trao đổi chia sẻ, học tập kinh nghiệm với các nước bạn Việt Nam cần tăng cường mối liên kết, hợp tác giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực để giải quyết vấn đề chung từ các đe dọa ANPTT. Cần tranh thủ nguồn lực tài chính, khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thể chế và chính sách cho phòng ngừa và ứng phó của lĩnh vực du lịch đối với các mối đe dọa ANPTT.

Bốn là, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao trình độ, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch trên lĩnh vực bảo đảm an ninh, trật tự trên không gian mạng trong lĩnh vực du lịch. Việt Nam cần nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật quản trị ANPTT, nhất là trước những vấn đề mới xuất hiện để tạo cơ sở luật pháp gia tăng khả năng ứng phó và chống chịu các vấn đề ANPTT trong lĩnh vực du lịch. Việt Nam cần sớm luật hóa các chức năng chuyên ngành quản lý ANPTT để có cơ sở cho xây dựng bộ máy, đội ngũ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất một cách chuyên nghiệp. Việt Nam cần xây dựng, đào tạo được một lực lượng chuyên trách quản lý ANPTT chuyên ngành du lịch có hiểu biết đầy đủ về pháp luật, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để phòng, chống tội phạm sư dụng công nghệ cao. Lực lượng này cần đảm bảo hoạt động chuyên nghiệp và không ngừng nâng cao năng lực tác nghiệp.

_____________________

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, 2021, tr.106-107.

2. Tạ Ngọc Tấn, Phạm Thành Dung, Đoàn Minh Huấn (đồng chủ biên), An ninh phi truyền thống - Những vấn đề lý thuyết đến thực tiễn, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, tr.9.

3. Báo cáo tổng kết ngành về hoạt động kinh doanh du lịch của Tổng cục Du lịch (nay là Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) năm 2020, 2021.

4. Kỷ yếu Hội thảo Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới - Thách thức và triển vọng, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 25-7-2023 .

5. Báo cáo đề tài khoa học Đề xuất mô hình quản trị khủng hoảng trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam, Vụ Khoa học Công nghệ môi trường, Bộ VHTTDL, năm 2023.

6. Formosa Hà Tĩnh ảnh hưởng nặng nề đến Du lịch miền Trung, baophapluat.vn, 24-7-2016.

7. TG, Những vấn đề môi trường cấp bách của Việt Nam: Thực trạng, xu thế, thách thức và giải pháp, tuyengiao.vn, 27-11-2021.

8. Khắc Lịch, Nguyên nhân xảy ra nhiều vụ sạt lở đất làm 9 người chết ở Lâm Đồng, cand.com.vn, 4-8-2023.

9. Dương Xuân Sơn, Đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia, tainguyenvamoitruong.vn, 8-12-2022.

Tài liệu tham khảo

1. Đề án Đảm bảo trật tự an toàn xã hội cho các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020.

2. Đề án Quản lý và khai thác bãi biển du lịch Đà Nẵng năm 2010.

Ths NGUYỄN HOÀI NAM

Nguồn: Tạp chí VHNT số 554, tháng 12-2023

;