Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Yên Bái xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

Cũng như hoạt động văn hóa nói chung, hoạt động văn hóa cấp cơ sở phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, những người trực tiếp “truyền lửa” đến người dân, bảo đảm hiện thực hóa các nhiệm vụ, các mặt công tác được cấp ủy Đảng và cộng đồng giao cho; đồng thời, đem thực tiễn khát vọng của nhân dân phản ánh vào chủ trương của Đảng, làm phong phú, sinh động thêm đường lối phát triển văn hóa. Xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở vì thế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.

ca xèng

Chú trọng công tác phát triển cán bộ, đảng viên nữ người dân tộc thiểu số tại địa phương - Nguồn: danguykhoicqvadn.yenbai.gov.vn

1. Xuất phát từ mục tiêu: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998) và các văn kiện Đại hội của Đảng đều khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” (1). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân” (2); Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước chỉ rõ: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc” (3); Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng, phát huy yếu tố văn hóa để thực sự là đột phá phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế” (4).

Theo đó, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở giữ vị trí hết sức quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thực hiện nhiệm vụ quan trọng của cách mạng tư tưởng và văn hóa, làm cho văn hóa thâm nhập vào cuộc sống, tác động tích cực tới tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống của mỗi người dân và cộng đồng dân cư ở cơ sở.

Trên thực tế, nếu quan niệm, văn hóa là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội thì văn hóa cơ sở chính là “nền tảng của nền tảng” đó. Đó là hạt nhân, là sức mạnh nội sinh bảo đảm sự phát triển của văn hóa, đồng thời là nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là hình thức tổ chức cơ bản của văn hóa. Ở đó, những cộng đồng dân cư, những vùng dân cư liên kết với nhau trong các sinh hoạt vật chất và tinh thần diễn ra trong đời sống hằng ngày, như phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng (thôn, ấp, bản), tổ dân phố văn hóa; xã đạt chuẩn nông thôn mới, phường đạt chuẩn văn minh đô thị; công tác tuyên truyền cổ động; công tác quản lý và tổ chức hoạt động của các thiết chế văn hóa; hoạt động nghệ thuật quần chúng; công tác sưu tầm, khai thác và bảo vệ di sản văn hóa... làm cho văn hóa ngày càng trở thành yếu tố khăng khít của đời sống xã hội và mọi hoạt động của nhân dân.

Để bảo đảm đạt được các yêu cầu nhiệm vụ nêu trên, cần xây dựng một đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, có khả năng thẩm thấu, am hiểu về hoạt động văn hóa tập quán, bản sắc của cộng đồng dân cư, mang tính đặc thù của từng lĩnh vực văn hóa. Vì vậy, ngoài những tiêu chí chung của người cán bộ, Đảng ta luôn đặt ra yêu cầu: “Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở” (5). Đại hội XIII của Đảng cũng nhấn mạnh và khẳng định: “Tăng đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hóa…” (6) để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy còn những hạn chế, bất cập, nhất là trong công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ, quản lý văn hóa các cấp; việc đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, đặc biệt đầu tư cho con người chưa tương xứng; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung và ở cấp cơ sở nói riêng chưa được quan tâm đúng mức… nhưng trên thực tế, đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở đã được củng cố, tăng cường và nâng cao chất lượng, đáp ứng cơ bản yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

2. Yên Bái là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Toàn tỉnh có 30 dân tộc với số dân trên 820.000 người. Yên Bái có diện tích tự nhiên 6.882,9 km², với 7 đơn vị hành chính cấp huyện; 173 đơn vị hành chính cấp xã, tạo nên những nét đặc sắc, phong phú về văn hóa (7). Cư dân trong tỉnh sinh sống xen kẽ và tập trung ở khắp các địa bàn cơ sở, mang theo những nét đặc trưng văn hóa riêng của mình. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 119 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng các cấp (1 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích cấp quốc gia, 106 di tích cấp tỉnh), có 714 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó 4 di sản văn hóa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đặc biệt, cuối năm 2021 nghệ thuật xòe Thái được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (8). Toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau với 61.973 người đã góp phần hiện diện trong tỉnh những nét văn hóa khác nhau về tín ngưỡng (9).

Hiện nay, tỉnh Yên Bái có 1 thiết chế văn hóa cấp tỉnh (Trung tâm Thông tin - Triển lãm); cấp huyện có 9 trung tâm văn hóa (hoặc nhà văn hóa). Cấp xã, phường, thị trấn có 140 trung tâm văn hóa - thể thao; 692 thôn (bản) có nhà văn hóa; 173 xã có sân thể thao; 601 thôn có sân thể thao. Trong tỉnh hiện có 1 đội tuyên truyền lưu động cấp tỉnh; 9 đội tuyên truyền cấp huyện; 100% số xã, phường, thị trấn có cán bộ công chức chuyên trách văn hóa - xã hội (10).

Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã có nhiều chủ trương bắt kịp với đòi hỏi phát triển văn hóa của thực tiễn, chất lượng văn hóa và các hoạt động văn hóa không ngừng được nâng lên. Theo đó, đội ngũ làm công tác văn hóa từng bước ổn định và nâng cao về chất lượng. Thành phần cán bộ văn hóa cơ sở từng bước được phân bổ hợp lý theo quy định của Chính phủ và khả năng của tỉnh.

Về trình độ chuyên môn: Cán bộ nghiệp vụ văn hóa thuộc Sở và Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện, Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh, cấp huyện đạt chuẩn trình độ từ đại học trở lên; cán bộ công chức văn hóa - xã hội cấp xã đạt trình độ từ trung cấp VHTTDL trở lên.

Về chất lượng cán bộ, ngoài những tiêu chí chung của người cán bộ như phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn đòi hỏi cán bộ công chức văn hóa cấp cơ sở phải có năng lực thực tiễn, có khả năng am hiểu về nếp sống, lối sống của từng cộng đồng dân cư, cộng đồng tôn giáo, đối tượng làm văn hóa, nghệ thuật; khả năng tham mưu và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống văn hóa…

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở đáp ứng được yêu cầu phát triển, có tâm, có năng lực và nhiệt huyết để quản lý và tổ chức, hướng dẫn hoạt động văn hóa ở cơ sở. Các hoạt động văn hóa cơ sở trong tỉnh nhờ đó cũng từng bước được nâng cao chất lượng và ngày càng đi vào chiều sâu, diện mạo đời sống văn hóa được thay đổi theo xu hướng tiến bộ.

Công tác bảo tồn, phát huy và đẩy mạnh quảng bá các giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc gắn với xây dựng hình ảnh con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt chú trọng phát huy giá trị bản sắc văn hóa với phát triển kinh tế, nhất là gắn với du lịch. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt hiệu quả thiết thực. Đến nay, toàn tỉnh có 80% số hộ gia đình văn hóa; 66,5% số thôn, bản, tổ dân phố văn hóa; 86,1% số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 71 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 14 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị (11).

Văn hóa cơ sở phát triển, tác động mạnh mẽ đến nhiều hoạt động khác, nhất là Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật, toàn diện, trở thành điểm sáng trong các tỉnh vùng Tây Bắc; chất lượng giáo dục đào tạo; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế được nâng lên, an ninh quốc phòng được giữ vững. Văn hóa cơ sở thực sự là nguồn lực nội sinh để xây dựng quê hương giàu mạnh.

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở của tỉnh còn những hạn chế, bất cập, nhất là trong công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp, bố trí nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ sở… dẫn đến sự hụt hẫng cán bộ trong công tác quản lý, thiếu đồng bộ, chưa ngang tầm với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu phát triển. Trong đó, một bộ phận cán bộ văn hóa cơ sở, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn yếu cả tư duy quản lý và năng lực tổ chức thực tiễn, chưa đủ năng lực, kinh nghiệm giải quyết những hiện tượng văn hóa mới, những vấn đề nảy sinh có tính phức tạp trong hoạt động văn hóa ở cơ sở, như quản lý và tổ chức lễ hội, bảo tồn và tu bổ di tích, xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa, gìn giữ các cổ tục, phong tục tập quán tín ngưỡng…

Trong khi đó, tỉnh chưa có cơ chế đặc biệt, ưu đãi để tạo nguồn cán bộ, nhất là cán bộ văn hóa cơ sở vùng khó khăn, một bộ phận cán bộ có năng lực không dễ “đứng chân” lâu dài tại địa bàn; đầu tư ngân sách cho văn hóa còn thấp, dàn trải; chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ cũng như chất lượng, chương trình đào tạo còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp với tốc độ phát triển văn hóa; một bộ phận cán bộ văn hóa cơ sở chưa có phương pháp tổ chức hoạt động, nên dễ bị động, thiếu năng lực, bản lĩnh để sáng tạo, vượt qua khó khăn, thử thách.

3. Quán triệt và triển khai hiệu quả các văn bản quản lý của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh ủy Yên Bái, bài viết đề xuất một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở trong tỉnh ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ, gồm:

Thứ nhất, tiếp tục triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa trên địa bàn tỉnh, coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ văn hóa ở cơ sở. Trong đó, cần chủ động dự báo nhu cầu cán bộ đảm bảo cho quá trình quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tiêu chuẩn hóa chức danh, gắn với thực tiễn.

Thứ hai, gắn công tác đào tạo với yêu cầu sử dụng cán bộ văn hóa cấp cơ sở. Từ đó, giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa nguồn cung và cầu, tránh tình trạng học xong ra trường lại thất nghiệp, trong khi nguồn cán bộ văn hóa cơ sở vẫn bị hụt hẫng, bất cập về trình độ chuyên môn; hoặc tình trạng cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nhưng không quay trở về địa phương công tác làm “thất thoát”, lãng phí nguồn lực của tỉnh.

Thứ ba, tăng cường xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng công tác văn hóa cơ sở. Tỉnh cần có chủ trương, kế hoạch gửi cán bộ, sinh viên đi đào tạo chuyên sâu về các chuyên ngành văn hóa ở trong nước, kể cả ở các nước phát triển, hướng tới đáp ứng yêu cầu với văn hóa hội nhập. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở chất lượng cao trong các dân tộc thiểu số và trong các lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật, đồng thời có chính sách khuyến khích họ sẵn sàng tham gia công tác tại địa bàn cơ sở.

Thứ tư, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả chính sách tuyển dụng, phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật ở cơ sở; trọng dụng người có tài, có đức nhằm phát huy năng lực, sở trường của họ. Cùng với việc đề xuất Chính phủ điều chỉnh chế độ tiền lương, trợ cấp đối với những người làm công tác văn hóa cơ sở, tỉnh cần có chính sách đặc thù đầu tư, đào tạo, đãi ngộ hợp lý để phát huy sử dụng đội ngũ cán bộ được lâu dài.

Thứ năm, cán bộ văn hóa cơ sở phải tự giác rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, có ý thức cầu thị tiến bộ, nâng cao kiến thức quản lý nhà nước và phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Thường xuyên trau dồi chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa trong tình hình mới, nhất là đối với hoạt động văn hóa cấp cơ sở; thúc đẩy tinh thần sáng tạo, bắt kịp với những diễn biến trong đời sống của nhân dân tại cơ sở văn hóa do mình phụ trách để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả các nội dung văn hóa được giao.

_________________

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1998, tr.59.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.76.

3, 5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014, tr.46-47, 60-61.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.134.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.330.

7. Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2022; Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 3-4-2023 của UBND tỉnh Yên Bái về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Yên Bái năm 2022; Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cung cấp thông tin dữ liệu giới thiệu địa phương phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

8. Thanh Ba, Yên Bái: Di sản văn hóa - “đòn bẩy” phát triển du lịch, baoyenbai.com.vn, ngày 03-8-2022.

9. Báo cáo công tác tín ngưỡng, tôn giáo 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 của Ban Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái.

10. Báo cáo thống kê của Sở VHTTDL tỉnh Yên Bái.

11. Nguyễn Thơm, Xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, baoyenbai.com.vn, ngày 01-10-2021.

Ths TRIỆU THỊ HỒNG NHẤT

Nguồn: Tạp chí VHNT số 554, tháng 12-2023

;