Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Nghệ thuật > Sân khấu biểu diễn

Cảm nhận về "Người mẹ trước vành móng ngựa"

Người mẹ trước vành móng ngựa được NSND Doãn Hoàng Giang phóng tác từ tiểu thuyết nổi tiếng Madame X của nhà văn Mỹ Michael Avallone. Lấy bối cảnh của nước Mỹ vào khoảng thập niên 70 của TK XX, vở diễn nói về cuộc đời bất hạnh của một người phụ nữ thuộc tầng lớp bình dân, nàng Holly xinh đẹp. Nàng đã yêu và trở thành phu nhân của chàng Clayton thuộc dòng họ Aderson danh tiếng bậc nhất nước Mỹ. Clayton nhanh chóng đi xa, theo đuổi danh vọng của một nhà ngoại giao, đặt sự nghiệp và con đường tiến thân lên trên hết…

Đề xuất một giải pháp phát triển khán giả cho các đơn vị văn hóa nghệ thuật

Phát triển khán giả là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị văn hóa nghệ thuật, nhằm tăng số lượng và các nhóm đối tượng công chúng đến với tác phẩm, sản phẩm văn hóa nghệ thuật. Phát triển khán giả sẽ giúp các đơn vị văn hóa nghệ thuật hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của mình, dù đó là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Đa dạng giá vé và hình thức bán vé là một trong những giải pháp quan trọng giúp các đơn vị văn hóa nghệ thuật phát triển khán giả, bên cạnh các giải pháp nghiên cứu thị trường, nâng cao chất lượng nghệ thuật, cải tiến dịch vụ, đa dạng hình thức biểu diễn, xúc tiến truyền thông. Bài viết đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển khán giả, giá, chiến lược giá và hình thức bán vé; giải pháp phát triển khán giả cho các đơn vị văn hóa nghệ thuật từ góc độ đa dạng giá vé và hình thức bán vé.

Ngôn ngữ của đồ vật trong nghệ thuật kịch: một số khảo sát từ cấp độ chỉ dẫn sân khấu.

Trong tựa Cromwell, Victor Hugo đã nhắc đến mối quan hệ giữa những nguyên tắc mỹ học đối với thị hiếu thời đại. Nếu như thời đại sơ kỳ (thời đại Kinh thánh) gắn với tính trữ tình; thời anh hùng (thời đại Homère) có tính bi kịch thì thời hiện đại của Victo Hugo, sân khấu dựa trên nền tảng Cơ đốc giáo, hướng tới những suy tư đối với thân phận con người. Xem xét vấn đề đồ vật trong diễn xuất trên sân khấu, đặc biệt là trong các chỉ dẫn sân khấu, sẽ cho chúng ta một góc nhìn về sự thay đổi thị hiếu thẩm mỹ của diễn xuất sân khấu ở các giai đoạn khác nhau. Trong một số trường hợp, đồ vật trở thành một phương tiện để thay thế lời thoại kịch. Ở thời điểm lời nói trở nên không đủ, những yếu tố khác đã thay thế chúng, như động tác, điệu bộ, âm thanh, đồ vật. Những yếu tố đó lấp đầy không gian vật lý của sân khấu.

Ngôn ngữ đồ vật trong nghệ thuật kịch: một số khảo sát từ cấp độ chỉ dẫn sân khấu.

Trong tựa Cromwell, Victor Hugo đã nhắc đến mối quan hệ giữa những nguyên tắc mỹ học đối với thị hiếu thời đại. Nếu như thời đại sơ kỳ (thời đại Kinh thánh) gắn với tính trữ tình; thời anh hùng (thời đại Homère) có tính bi kịch thì thời hiện đại của Victo Hugo, sân khấu dựa trên nền tảng Cơ đốc giáo, hướng tới những suy tư đối với thân phận con người. Xem xét vấn đề đồ vật trong diễn xuất trên sân khấu, đặc biệt là trong các chỉ dẫn sân khấu, sẽ cho chúng ta một góc nhìn về sự thay đổi thị hiếu thẩm mỹ của diễn xuất sân khấu ở các giai đoạn khác nhau. Trong một số trường hợp, đồ vật trở thành một phương tiện để thay thế lời thoại kịch. Ở thời điểm lời nói trở nên không đủ, những yếu tố khác đã thay thế chúng, như động tác, điệu bộ, âm thanh, đồ vật. Những yếu tố đó lấp đầy không gian vật lý của sân khấu.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với việc dàn dựng và tổ chức biểu diễn kịch nói tại TP.HCM

Kịch nói - một loại hình nghệ thuật có nguồn gốc từ phương Tây với điểm mạnh luôn mang hơi thở của thời đại, có tính thích ứng cao được khán giả Việt Nam nói chung, khán giả Sài Gòn - TP.HCM nói riêng đón nhận một cách nhiệt thành. Kịch nói Sài Gòn - TP.HCM đã trải qua những giai đoạn thăng trầm và để lại dấu ấn đẹp trong nền nghệ thuật nước nhà. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, kịch nói đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm thị trường khán giả, nhất là khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với những thành tựu đáng kinh ngạc về khoa học đã thâm nhập vào hầu hết lĩnh vực của đời sống xã hội, thì kịch nói cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng chung đó.

Phát triển khán giả sân khấu truyền thông nhìn từ lý thuyết lựa chọn duy lý

Trong quá khứ, các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống như: tuồng, chèo, múa rối, cải lương… từng đóng vai trò quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Nhưng hiện nay, trước nhiều nguyên nhân, nghệ thuật sân khấu ngày càng mai một, lượng khán giả ngày càng giảm mạnh. Điều này đặt ra một vấn đề cấp thiết là giải pháp nào để khôi phục lại sức sống của nghệ thuật sân khấu truyền thống trong xã hội đương đại? Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin giới thiệu thuyết lựa chọn duy lý của các nhà khoa học phương Tây như một phương cách có tính chất lý luận trong việc tìm ra giải pháp cho vấn đề trên.

Một góc nhìn về xu hướng vận động của nghệ thuật sân khấu

Kể từ Nghị quyết 05 khóa VIII của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cho tới nay, các nghệ sĩ ngành sân khấu nói chung, các tác giả, đạo diễn, diễn viên nói riêng, ít ai quan tâm tới các xu hướng vận động của văn học nghệ thuật Việt Nam. Năm 1997, nghệ thuật sân khấu Việt Nam bắt đầu thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa theo yêu cầu của Đảng. Tuy nhiên, mô hình xã hội hóa cho đến thời điểm hiện nay, ở nhiều sân khấu lại đi theo những con đường khác so với thời điểm ban đầu.

Vấn đề bảo tồn và phát triển nghệ thuật cải lương từ góc nhìn quá khứ

Cải lương là loại hình nghệ thuật kết tinh từ những tinh hoa của nhiều loại hình nghệ thuật khác, đã phát triển theo thời gian, vượt mọi không gian để trở thành một nền sân khấu ca kịch truyền thống của dân tộc. Mặc dù mang đậm bản sắc dân tộc nhưng cải lương cũng luôn dung nạp những hơi thở mới của thời đại, từ nội dung cho đến hình thức nghệ thuật để đáp ứng yêu cầu của công chúng. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại là điều làm nên thành công của nghệ thuật cải lương trong quá khứ. Cải lương hôm nay muốn tồn tại và phát triển được cũng cần phải phát huy được những thành tựu của mình trong quá khứ.

Cái hài trong truyện cười dân gian và trên sân khấu hiện đại

Cái hài truyền thống của người Việt có nội dung và sắc thái phong phú, thường tập trung trong truyện cười dân gian. Nó phản ánh một bức tranh xã hội rộng lớn của cuộc đấu tranh giữa trí tuệ và đạo đức của nhân dân đối với giai cấp thống trị, áp bức phong kiến. Bằng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, nội dung mang tính triết lý sâu sắc, cái hài truyền thống mang lại với tiếng cười nhiều cung bậc cảm xúc, có tác dụng lên án những thói hư tật xấu của những thế lực vương quyền và thần quyền. Cái hài truyền thống cần được xem là cơ sở nền tảng để xây dựng cái hài trên sân khấu hiện đại.

Kế thừa, phát triển chèo truyền thống trong xây dựng cốt truyện "Bài ca giữ nước"

Cốt truyện đóng vai trò then chốt trong văn học tự sự và tác phẩm sân khấu, như một nhà phê bình đã nói: “Không có cốt truyện tức là không có chuyện, thì không có gì mà kể”. Như vậy, giá trị nội tại của cốt truyện nằm ở chỗ khả năng dung chứa hàng loạt sự việc và hành động của con người với quá trình phát triển tâm lý, tính cách trong những mối liên hệ qua lại với nhau ở một khung cảnh hay giai đoạn xã hội nào đó. Qua đó, bức tranh chân thực, đa sắc, đa thanh về cuộc sống được phản ánh, bộc lộ rõ nét và sinh động. Trong tài sản vô giá của văn học nghệ thuật Cách mạng Việt Nam, bộ ba chèo Bài ca giữ nước của cố NSND Tào Mạt luôn có một vị thế trang trọng bởi vẻ đẹp trọn vẹn, sáng ngời của tầm vóc tư tưởng quyện hòa với chất hào hoa, lịch lãm, tính chỉnh thể thống nhất trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện.