Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Nghệ thuật > Sân khấu biểu diễn

Những vở kịch ấn tượng về Chủ tịch Hồ Chí Minh của Nhà hát Kịch Việt Nam

Cuộc đời, sự nghiệp, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ. Sau thời gian dài đóng băng vì đại dịch COVID-19, các hoạt động nghệ thuật đã nóng trở lại, nhiều loại hình nghệ thuật, đặc biệt là kịch nói đã tái hiện sinh động những câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại như: Người cầm lái - vở nhạc kịch đầu tiên về Bác Hồ do Nhà hát Công an Nhân dân dàn dựng với 200 diễn viên, kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật opera với sân khấu truyền thống, hay Lá đơn thứ 72 của Sân khấu Lệ Ngọc mang tính nghệ thuật cao… Nổi bật trong số đó là những vở kịch đặc sắc, xúc động về Bác Hồ kính yêu của Nhà hát Kịch Việt Nam như: Đêm trắng, chùm kịch ngắn về Bác với 3 tác phẩm (Đoàn kết là sức mạnh, Đôi mắt sáng, Bác Hồ và mùa xuân năm ấy) và mới đây nhất, vào cuối tháng 4-2023, phần mở đầu vở kịch Người đi dép cao su đã được trình diễn, đem lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả.

Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn trong tình hình mới

Hoạt động nghệ thuật biểu diễn (NTBD) ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm, nhận thức của nhiều người, trở thành một trong những lĩnh vực hoạt động phổ biến trong đời sống văn hóa xã hội ở nước ta. Không những vậy, NTBD còn là 1 trong 12 lĩnh vực được Chính phủ Việt Nam chọn tham gia vào công nghiệp văn hóa - ngành kinh tế trẻ đang được quan tâm, đầu tư phát triển trong 10 năm tới ở Việt Nam. Kỳ vọng đến năm 2030, các ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp tới 7% GDP, trong đó ngành NTBD đạt khoảng 31 triệu USD. Trên lộ trình phát triển này, NTBD còn chịu nhiều tác động của biến động xã hội, vì vậy quản lý nhà nước phải giữ vai trò then chốt để NTBD đi đúng hướng dân tộc, khoa học, đại chúng.

Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong xu hướng chuyển đổi số - Cơ hội và thách thức

Ngày 3-6-2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; ngày 2-12-2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 đến 2030 đã khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi số (CĐS) tại Việt Nam, mở ra vận hội mới cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có nghệ thuật diễn xướng dân gian. CĐS là xu hướng tất yếu đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi cách thức giải quyết phù hợp, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý, bảo tồn và phát huy nghệ thuật diễn xướng dân gian trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Nghệ thuật truyền thống: "Giữ lửa" đam mê, sống được với nghề - cách nào?

Cuộc thi Tài năng diễn viên Chèo, Tuồng và dân ca kịch toàn quốc năm 2023 có sự thay đổi so với những kỳ trước, đó là Cuộc thi không chỉ dành cho các diễn viên tài năng trẻ, mà được mở rộng cho mọi lứa tuổi nghệ sĩ tài năng. Điều đó cho thấy, việc thu hút, tìm kiếm đội ngũ kế cận của các nhà hát đang gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, các nhà hát đang nỗ lực với nhiều cách thức, trong đó có phương thức hoạt động biểu diễn gắn với du lịch, không chỉ tạo nguồn thu mà còn góp phần giữ gìn và phát huy nghệ thuật truyền thống.

Diện mạo nghệ thuật tuồng Thổ Hà (Bắc Giang)

Nhắc đến ngôi làng cổ bên dòng sông Cầu thơ mộng, người dân Bắc Giang không thể không nói đến làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đây là một vùng đất không chỉ có địa hình đặc biệt với ba mặt giáp sông, nổi tiếng với các nghề truyền thống như làm gốm, bánh đa, bánh đa nem, mì gạo, mà còn có đời sống văn hóa tinh thần vô cùng phong phú. Các hình thức ca hát và diễn xướng dân gian khá đa dạng. Đặc biệt, nghệ thuật tuồng Thổ Hà là một loại hình sân khấu cổ truyền độc đáo. Trải qua hàng trăm năm, tuồng Thổ Hà đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây.

Sân khấu Việt Nam: Thực trạng và con đường trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước

Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, Đại hội đại biểu toàn quốc XIII của Đảng đã xác định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc” (1). Định hướng này đã đặt ra yêu cầu văn hóa Việt Nam nói chung và sân khấu Việt Nam nói riêng phải có sự chuyển hóa mới về nhận thức khi được coi là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự đi lên của đất nước. Tuy nhiên, sân khấu Việt Nam hiện nay, sau 36 năm đổi mới và 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, bên cạnh những thành công, còn chứa đựng trong mình nhiều vấn đề trăn trở. Điều này đã đặt ra thách thức to lớn đối với các nhà quản lý, nghệ sĩ với câu hỏi: Làm thế nào để sân khấu Việt Nam, trong thực thể văn hóa Việt Nam, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước?

Nâng cao hiệu quả chính sách quản lý và phát triển nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam hiện nay

Trong thời gian qua, ở các cấp độ khác nhau, chính sách quản lý và phát triển văn hóa ở nước ta nói chung và chính sách quản lý, phát triển nghệ thuật biểu diễn nói riêng đã có những đổi mới theo hướng xây dựng, bổ sung những quy định, từng bước hoàn thiện khung chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn phát triển theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương từng bước tăng cường từ kiểm duyệt đến kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm; các tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện sáng tạo nghệ thuật, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân đồng thời được củng cố, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, đây là hoạt động hết sức phức tạp, có nhiều thay đổi, vì vậy, công tác quản lý và phát triển có những khó khăn nhất định.