Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Kon Tum: Tăng cường công tác bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

Theo thông tin từ Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum, năm 2023, Sở đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình công tác, quy chế làm việc để chỉ đạo, triển khai thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, thực hiện nhiệm vụ của ngành đảm bảo theo đúng quy định. Công bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc tại chỗ trên địa bàn được quan tâm, chỉ đạo đạt kết quả tốt.

Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum đã triển khai công tác bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh: Tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng, xoang trong cộng đồng tại huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Đăk Tô và Kon Rẫy; 1 lớp tập huấn chỉnh chiêng cho các nghệ nhân trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, Kon Tum có khoảng 2.270 bộ cồng chiêng của 503 thôn, làng dân tộc thiểu số tại chỗ (bao gồm 351 bộ chiêng của cộng đồng và 1.919 bộ chiêng của hộ gia đình, cá nhân); trong tổng số 503 làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, có 479 nhà rông, nhà sàn cộng đồng/455 làng (trong đó sử dụng nguyên liệu truyền thống 221 nhà, sử dụng nguyên vật liệu vừa truyền thống vừa hiện đại 201 nhà, sử dụng nguyên vật liệu hiện đại 67 nhà), 48 làng thiếu nhà rông, nhà sàn cộng đồng.

Sở đã tiến hành tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn các huyện, thành phố; lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể “Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Gia Rai”; thực hiện nghiên cứu, phục dựng lễ mừng nước giọt của nhóm Rơ Ngao (Ba Na) huyện Đăk Hà và lễ mừng Nhà rông mới của nhóm Hà Lăng (Xơ Đăng) huyện Sa Thầy.

Bên cạnh đó, Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum còn tiến hành phục dựng phim “Nghề rèn thủ công truyền thống” của dân tộc Xơ Đăng tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà; quay và dựng phim Nhạc cụ truyền thống, phim Lễ mừng nhà rông mới; tổ chức lớp truyền dạy chế tác và trình diễn nhạc cụ truyền thống của người Hà Lăng, làng Rơ Kơi, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy.

Năm 2023, Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na tại các huyện: Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum và Nghề dệt thủ công truyền thống của nhóm A Ráp (Gia Rai), huyện Sa Thầy, thành phố Kon Tum đã được Bộ trưởng Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sở đã trình Bộ VHTTDL thẩm định, thỏa thuận về hồ sơ dự án: Đầu tư làng truyền thống tiêu biểu Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông.

Trong năm 2024, Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, bảo vệ, tôn tạo, bảo tồn, phục dựng các lễ hội truyền thống, các hoạt động văn hóa dân gian (như không gian văn hóa cồng chiêng, múa xoang...), các nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số...); Tiếp tục “Triển khai thực hiện Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh” theo Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung thực hiện các mục tiêu trọng tâm về thực hiện bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ giai đoạn 2021-2025; đề án “Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh; bảo tồn trang phục truyền thống và lập hồ sơ khoa học các di sản văn hóa trình các cấp ghi danh, công nhận; Triển khai có hiệu quả công tác khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, các di tích lịch sử cách mạng gắn với phát huy các tuyến, điểm du lịch.

HỒNG VÂN

;