Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Sáng 22-12, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ phối hợp Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

ca xèng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị

Cùng tham dự Hội nghị tại trụ sở Chính phủ có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Như Hoan; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo VN  Lê Quốc Minh; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Đỗ Tiến Sỹ; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam Trịnh Văn Quyết; lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo các Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động trực tiếp liên quan đến các lĩnh vực công nghiệp văn hóa; lãnh đạo các địa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tham dự trực tuyến tại các điểm cầu: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Sở, ban, ngành có liên quan của địa phương; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL, Chủ tịch các Hội, Hiệp hội, đại diện các doanh nghiệp liên quan và các chuyên gia, nghệ sĩ hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa.

Thị trường công nghiệp văn hóa có những bước tiến mới, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam được tổ chức hôm nay là Hội nghị đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa. Trong đó Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16-7-1998 của Trung ương xác định: “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội…”.

Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 đề ra mục tiêu, yêu cầu: “Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam”; Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Chính phủ ban hành đã khẳng định quan điểm: “Các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa”. Chiến lược xác định 12 lĩnh vực của Công nghiệp văn hóa; đồng thời đề ra mục tiêu triển khai các lĩnh vực này đến năm 2030.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu 6 nhiệm vụ lớn, trong đó: “khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh”.

Thủ tướng nhận định: “Với sự đặc biệt quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương, thời gian qua các ngành công nghiệp văn hóa dần trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng; sự đầu tư nguồn vốn vào các ngành công nghiệp văn hóa đã thúc đẩy thị trường công nghiệp văn hóa có những bước tiến mới, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, so với một số ngành khác thì các ngành công nghiệp văn hóa nước ta vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế”.

Thủ tướng nêu rõ, để công nghiệp văn hóa nước ta sớm phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động, đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm, xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam “Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Cạnh tranh”, trên nền tảng văn hóa “Dân tộc – Khoa học – Đại chúng” của Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943…

ca xèng

Toàn cảnh Hội nghị

Công tác phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã báo cáo đánh giá về kết quả triển khai, thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; định hướng và giải pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời gian tới.

Trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, đặc biệt trong gần 40 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong kinh tế ngày càng được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, kế thừa, bổ sung, phát triển và hoàn thiện để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực, nguồn lực để phát triển đất nước, từ Nghị quyết Trung ương 5 Khoá VIII về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tới Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đến Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17-11-2022, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đặt ra mục tiêu: “Phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả các ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa gắn với phát triển du lịch”.

Đặc biệt, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới”.

Bộ trưởng cho biết, Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8-9-2016 (Chiến lược 1755), xác định các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm 12 lĩnh vực: Quảng cáo; Kiến trúc; Phần mềm và các trò chơi giải trí; Thủ công mỹ nghệ; Thiết kế; Điện ảnh; Xuất bản; Thời trang; Nghệ thuật biểu diễn; Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; Truyền hình và phát thanh; Du lịch văn hóa. Trong đó, Bộ VHTTDL được giao quản lý trực tiếp 5/12 ngành gồm: quảng cáo; điện ảnh; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; du lịch văn hóa.

“Chiến lược 1755 xác định mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3% GDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Đối với tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP và tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm” – Bộ trưởng cho biết.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định: “Nhìn lại chặng đường 7 năm triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, sự đồng hành của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, công tác phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật”.  

Về đóng góp của các ngành công nghiệp văn hóa vào GDP: Năm 2015, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 2,68% GDP. Sau 3 năm 2016, 2017, 2018 triển khai Chiến lược 1755: năm 2018, 12 ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3,61% GDP. Trong giai đoạn từ năm 2018 - 2022, giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đóng góp ước đạt 1,059 triệu tỷ đồng (44 tỉ USD).

Trong 5 năm qua, bình quân tốc độ tăng trưởng về số lượng các cơ sở kinh tế hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa đạt 7,21%/năm. Chỉ tính riêng năm 2022, thống kê có khoảng 70.321 cơ sở đang hoạt động có liên quan đến ngành công nghiệp văn hóa và bình quân lực lượng lao động thu hút khoảng 1,7 triệu đến 2,3 triệu người, tăng 7,44%/năm. So sánh số liệu thống kê sau 7 năm của chúng ta với tình hình chung trên thế giới, có thể thấy, Việt Nam đang là quốc gia tầm trung về phát triển công nghiệp văn hóa và còn nhiều dư địa phát triển.

ca xèng

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Hội nghị

Bộ trưởng cho biết, với đặc trưng sáng tạo và công nghệ, công nghiệp văn hóa đang mang đến sự thay đổi cơ cấu của các ngành có liên quan, tiếp đó là sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế; Sự xuất hiện của các trung tâm công nghiệp văn hóa, các thành phố sáng tạo đã và đang làm thay đổi cơ cấu vùng kinh tế; Các doanh nghiệp văn hóa, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Sự thay đổi này đã tạo nên các kết quả đáng ghi nhận ở cả 12 ngành (giai đoạn 2018-2022: Đối với kiến trúc: giá trị gia tăng bình quân tăng 7,37%; Đối với thiết kế: Giá trị gia tăng của bình quân tăng 6,36%; Đối với thời trang: giá trị gia tăng bình quân tăng 7,3%; Đối với điện ảnh: giá trị gia tăng bình quân 7,94%...).

Bộ trưởng nêu rõ, các ngành công nghiệp văn hóa đã có nhiều đóng góp trong công tác quảng bá hình ảnh, bản sắc và gia tăng sức hấp dẫn, thuyết phục của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Hà Nội, Đà Lạt, Hội An là 3 thành phố của Việt Nam đã gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, trong đó Hà Nội trở thành thành phố Thiết kế sáng tạo, Đà Lạt thành phố sáng tạo âm nhạc và Hội An thành phố thủ công và nghệ thuật dân gian. Sự xuất hiện của 3 thành phố sáng tạo trên bản đồ các thành phố sáng tạo toàn cầu là một căn cứ vững vàng để Việt Nam có thể xác định mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo là trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa thu hút và hội tụ sự sáng tạo tại khu vực Đông Nam Á.

Cùng với đó, Công ước 2005 bảo vệ phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa của UNESCO được thông qua năm 2005, có hiệu lực từ tháng 3-2007. Với tư cách là thành viên có trách nhiệm của UNESCO, Việt Nam đã thể hiện sự đóng góp tích cực bằng hành động thông qua việc ban hành Chiến lược 1755; trúng cử và đảm nhiệm thành công vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ và Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước UNESCO nhiệm kỳ (2011-2015). Gần đây nhất, ngày 22-11-2023, Việt Nam đã trúng cử thành viên Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027 với số phiếu rất cao.

Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu Thế giới tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới năm 2023 sau các năm 2019, 2020, 2022. Điều đó cho thấy những giá trị nổi bật toàn cầu và sức hấp dẫn của du lịch văn hóa - một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa đối với cộng đồng quốc tế.

“Những kết quả nổi bật nêu trên có được từ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự chủ động, phối hợp chặt chẽ, tích cực triển khai nhiệm vụ của các bộ, ngành địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện Chiến lược 1755” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Còn thiếu các cơ chế, chính sách cụ thể để thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển toàn diện

Bộ trưởng cho biết, bên cạnh kết quả đạt được, việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa vẫn còn nhiều bất cập và thách thức. Theo đó, hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật (luật, nghị định) quy định thực hiện nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp văn hóa. Đồng thời, còn thiếu các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp về thu hút nguồn vốn, phát triển nguồn lực để hỗ trợ, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển toàn diện trên cả nước nói chung và ở từng địa phương nói riêng.

“Bất cập còn là nguồn lực đầu tư mang tính dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa tập trung phát triển một số lĩnh vực chuyên ngành có lợi thế, tiềm năng nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng tâm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa còn thiếu về số lượng và chất lượng. Chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa còn chưa thực sự khuyến khích và thu hút nhân lực vào lĩnh vực này...” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

ca xèng

Về những bất cập, hạn chế, khó khăn, Bộ trưởng cho biết đến từ nhiều nguyên nhân, khách quan và chủ quan như: ngành công nghiệp văn hóa có phạm trù lớn, bao gồm đa ngành, nhiều lĩnh vực có nội hàm rộng nhưng chưa được cụ thể hóa, do vậy gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Nhiều cơ quan, đơn vị cùng tham gia quản lý, do vậy chưa có giải pháp phát triển tổng thể.

Các ngành công nghiệp văn hóa là nhóm ngành dễ bị tác động bởi các yếu tố tác động bên ngoài. Nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa của Việt Nam hiện nay chưa đưa được hết các giá trị cốt lõi, bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều doanh nghiệp Việt chưa đề cao xây dựng giá trị thương hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ và các yếu tố pháp lý liên quan đến bảo vệ bản quyền.

Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa chưa được nhiều nhà đầu tư quan tâm, do nguồn vốn chi cho đầu tư sáng tạo lớn nhưng khả năng thu hồi vốn chậm, nhỏ lẻ và tiềm ẩn nhiều rủi ro từ cơ chế, chính sách, phương pháp quản lý, đến ứng xử của cộng đồng, xã hội đối với từng sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Việt Nam có một thị trường nội địa tiềm năng với dân số trẻ, cởi mở, dễ tiếp cận, tuy nhiên đối tượng này chưa hình thành thói quen, ý thức trong việc tôn trọng, bảo vệ và phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa của Việt Nam một cách toàn vẹn, khai thác, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tuân thủ đúng quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Đầu tư tài chính cho văn hóa trong đó có công nghiệp văn hóa từng bước được nâng lên nhưng hiện tại còn thấp hơn so với nhu cầu. 

Về một số mục tiêu trọng tâm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề nghị: Một là, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trở thành ngành kinh tế quan trọng, trong đó tập trung phát triển có trọng tâm, trọng điểm một số ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế nhằm đạt mục tiêu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP và tiếp tục góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Hai là, Xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa đa dạng, chất lượng cao dựa trên yếu tố đổi mới, sáng tạo, văn hóa truyền thống và tôn trọng bản quyền; nâng cao giá trị của các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân trong nước và xuất khẩu; góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa.

Ba là, Xác định lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm phát triển công nghiệp văn hóa dựa trên lợi thế sẵn có của Việt Nam, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa trọng điểm, như tại TP Hà Nội, TP Đà Nẵng và TP.HCM; định hình, mở rộng và phát triển mạng lưới các thành phố sáng tạo trên cả nước (Quảng Ninh, Quảng Nam, Kiên Giang, Huế, Đà lạt…)...

Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã thẳng thắn bày tỏ ý kiến về những thực tế khi triển khai hoạt động phát triển công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực của mình.

ca xèng

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Môi trường số có nhiều thuận lợi, cũng không ít thách thức

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, TS Đoàn Thanh Nô, Phó Chủ tịch Thường trực, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho rằng ở Việt Nam hiện nay, không gian sáng tạo số đã đem lại nhiều cơ hội mới cho các tác giả để tạo ra những tác phẩm văn chương độc đáo, tinh tế và hấp dẫn... Môi trường số có nhiều thuận lợi, cũng không ít thách thức, trong đó có vấn đề tác phẩm trực tuyến bị sao chép trái phép. Để khắc phục tình trạng bất cập nói trên, TS Đoàn Thanh Nô cho rằng, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của các quốc gia cũng như sự hợp tác của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian.

Mặt khác, các nền tảng số trung gian hoạt động tại Việt Nam cũng còn nhiều lỗ hổng và bất cập, chưa hoàn toàn tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam đã góp phần dẫn đến các hành vi vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động xóa, gỡ nội dung vi phạm bản quyền.

Về phần Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, sẽ tiếp tục tuyên truyền phố biến chủ trương, chính sách của Nhà nước về văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng để các tổ chức thành viên, thúc đẩy các hội viên đổi mới sáng tạo, trong đó tập trung: các tác phẩm văn học nghệ thuật thể hiện sự đa dạng về chủ đề, đề tài, nhất quán về quan điểm; khuyến khích các tác giả thử nghiệm các ý tưởng mới, tạo ra những tác phẩm độc đáo với phong cách riêng biệt, đậm đà bản sắc dân tộc.

Về phía Nhà nước, cần sớm hoàn thiện pháp luật, thể chế hóa chính sách, thúc đẩy nguồn lực xã hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tài chính cho văn học nghệ thuật và văn nghệ sĩ ở mức cần thiết. Điều này sẽ tạo ra môi trường thúc đẩy sáng tạo nhằm tạo ra những tác phẩm có giá trị tham gia vào quá trình công nghiệp văn hóa.

Cho phép thiết lập cầu nối giữa Liên hiệp với các tổ chức thành viên, nghệ sĩ trong nước và quốc tế trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo, tăng cường giao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa các quốc gia.

Để phát huy vai trò của đội ngũ văn nghệ sĩ trong quá trình thực hiện công nghiệp văn hóa, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cho phép Liên hiệp và các tổ chức thành viên thông qua Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam được quyền khai thác các sản phẩm văn học nghệ thuật đã được số hóa, chuẩn hóa tham gia vào quá trình công nghiệp văn hóa, nguồn thu từ việc khai thác dữ liệu số mang lại sẽ đầu tư vào sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật nước nhà, nhằm chia sẻ gánh nặng ngân sách cùng Chính phủ.

ca xèng

TS Đoàn Thanh Nô, Phó Chủ tịch Thường trực, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho rằng ở Việt Nam hiện nay, không gian sáng tạo số đã đem lại nhiều cơ hội và cả thách thức

ca xèng

Bà Ngô Thị Bích Hạnh, Tổng Giám đốc Công ty sản xuất, phát hành phim điện ảnh, truyền hình và công nghiệp sáng tạo nội dung video BHD mong muốn Nhà nước cần khơi thông chính sách về nguồn vốn cho các doanh nghiệp làm văn hóa

Đề nghị Nhà nước tạo điều kiện về nguồn vốn và lãi suất vay cho các doanh nghiệp làm văn hóa

Bà Ngô Thị Bích Hạnh, Tổng Giám đốc Công ty sản xuất, phát hành phim điện ảnh, truyền hình và công nghiệp sáng tạo nội dung video BHD cho rằng, để văn hóa phát triển thì phải coi trọng luật pháp và sản phẩm văn hóa. Sản phẩm văn hóa là tài sản trí tuệ nhưng hiện nay tài sản trí tuệ không được bảo hộ. "Liên quan đến vi phạm bản quyền, khi ăn trộm một cái xe máy thì bị đi tù, nhưng ăn trộm một bộ phim 30-40 tỷ chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính" - bà Hạnh nêu ví dụ.

Bên cạnh đó, để xây dựng được công nghiệp văn hóa thì cần quan tâm đến các doanh nghiệp làm văn hóa. Bà Bích Hạnh mong muốn Nhà nước cần khơi thông chính sách về nguồn vốn cho các doanh nghiệp làm văn hóa, được vay với lãi suất như lãi suất như cho vay nông nghiệp.

Để xây dựng được công nghiệp văn hóa thì phải xây dựng được cơ sở vật chất cho công nghiệp đó, ví dụ như rạp chiếu phim, phim trường. Rạp chiếu phim cần được giảm giá hoặc những địa điểm xa thì được miễn tiền thuê đất, giảm tiền thuê đất, giảm tiền điện, nước cho doanh nghiệp làm văn hóa...

Đề nghị Chính phủ hướng dẫn các địa phương trong cả nước triển khai quy hoạch đồng bộ nhằm tạo sự thống nhất mục tiêu phát triển

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, hiện nay Thành phố đã có sự phát triển đa dạng về các sản phẩm văn hóa, trong đó kết nối mạng lưới hơn 100 không gian sáng tạo trên địa bàn Thủ đô kết nối với hơn 400 thành phố trên thế giới, triển khai các nội dung công việc có bản sắc của TP Hà Nội nhưng vẫn lưu giữ truyền thống định hình hiện tại và hướng tới tương lai, nhiều không gian sáng tạo đã trở thành thương hiệu, điểm nhấn của Hà Nội như không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, hơn 3 năm triển khai đã có hơn 500 sự kiện trong nước và quốc tế đã được tổ chức.

Một trong những điểm nhấn khi tham gia thành phố sáng tạo, TP Hà Nội đã phối hợp với UNESCO tại Việt Nam và UNHABITAS tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo thường niên hằng năm, trong đó mỗi năm chọn những chủ đề khác nhau.

ca xèng

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà kiến nghị Chính phủ có cơ chế thực thi hiệu quả cấp quốc gia cho chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa

Thành phố quan tâm đến nguồn lực văn hóa, công nghiệp văn hóa, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để tu bổ, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, một nguồn lực vô cùng quan trọng trong phát triển du lịch văn hóa và xây dựng thành phố sáng tạo. Ngoài ra còn nhiều Nghị quyết chuyên đề khác như quy định về đãi ngộ hỗ trợ đối với nghệ sĩ, nghệ nhân được Nhà nước phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú ở các lĩnh vực, các câu lạc bộ, các lĩnh vực phi vật thể của Thành phố.

Đến nay thành phố Hà Nội nỗ lực điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô sửa đổi Luật Thủ đô để đưa ngành công nghiệp văn hóa thành ngành mũi nhọn đóng góp cho phát triển Thủ đô một cách bền vững.

Thành phố kiến nghị Chính phủ có cơ chế thực thi hiệu quả cấp quốc gia cho chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa, đồng thời hướng dẫn các địa phương trong cả nước triển khai quy hoạch đồng bộ nhằm tạo sự thống nhất mục tiêu phát triển định vị bản sắc văn hóa từng vùng, từng địa phương, hình thành liên kết vùng, chuỗi liên kết các ngành, lĩnh vực thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam có vị thế cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Ban hành và triển khai hướng dẫn thực hiện khung tiêu chí, chỉ số đánh giá các ngành công nghiệp văn hóa nhằm thống nhất trong công tác thống kê đánh giá chất lượng, hiệu quả cũng như kịp thời bổ sung các cơ chế, chính sách để khơi thông nguồn lực cho phát triển văn hóa đảm bảo đúng định hướng phát huy được tinh thần đổi mới sáng tạo.

Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những chính sách đặc thù phù hợp với thực tiễn như vấn đề hợp tác đầu tư công-tư bảo tồn phát huy những giá trị di sản, định mức đơn giá trong xây dựng các sản phẩm công nghiệp văn hóa, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, bền vững của các cơ chế, cơ quan Nhà nước quản lý di sản văn hóa, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần hoạt động văn hóa và các cá nhân nghiên cứu khoa học ở trên các lĩnh vực.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao sự chuẩn bị, báo cáo và các ý kiến tại Hội nghị; giao Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến; sớm hoàn thiện để trình ban hành văn bản phù hợp sau Hội nghị.

Cần quyết tâm cao hơn, có trọng tâm, trọng điểm hơn nữa

Thủ tướng nêu rõ các cơ sở chính trị rất quan trọng để phát triển ngành công nghiệp văn hóa, gồm: Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16-7-1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014); Kết luận số 76/KL/TW ngày 4-6-2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, XIII của Đảng; Chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

ca xèng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị 

Bên cạnh những kết quả đạt được đáng trân trọng, đồng thời Thủ tướng cũng nhấn mạnh về những tồn tại, hạn chế, vướng mắc.

Nhấn mạnh về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng nêu rõ, các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn, có trọng tâm, trọng điểm hơn nữa; chủ động, phối hợp chặt chẽ, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp văn hóa, khuyến khích mọi sự tìm tòi, sáng tạo, tôn trọng tự do sáng tạo; chú trọng những ngành có nhiều tiềm năng, lợi thế (như điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, phần mềm và các trò chơi giải trí), để đến năm 2030 giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp cao vào GDP.

Về các nhiệm vụ cụ thể, các bộ ngành, cơ quan, địa phương liên quan phải tập trung tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, cách tiếp cận phù hợp, binh đẳng về chính sách thuế, đầu tư, đất đai, tiếp cận tín dụng và các chính sách khác.

Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan: Tập trung hoàn thiện, trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, trong đó đề cập nhiệm vụ ban hành Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong giai đoạn mới;

Xây dựng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa đặc trưng gắn với vùng miền, địa phương, đồng thời tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng của hoạt động du lịch văn hóa;

Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia phát triển công nghiệp văn hóa, tham gia sáng tạo sản phẩm văn hóa (như về thuế, đất đai, đầu tư, tiếp cận tín dụng…), nhất là cho những lĩnh vực ưu tiên (như điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa…) và các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nghiên cứu thành lập các quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển sáng tạo;

Hỗ trợ và khuyến khích liên kết, hình thành mạng lưới các trung tâm công nghiệp văn hóa, các không gian sáng tạo trên cả nước và kết nối với quốc tế. Hỗ trợ địa phương xây dựng hồ sơ và đăng ký tham gia vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO;

Tăng cường kết nối thị trường cho các sản phẩm sân khấu, âm nhạc, chương trình biểu diễn nghệ thuật tại các thành phố lớn, khu vực trung tâm ở trong nước và quốc tế. Có phương án phát triển thiết kế mỹ thuật ứng dụng, mỹ thuật công nghiệp, thiết kế đồ họa; khuyến khích các sáng tạo đột phá khai thác giá trị văn hóa Việt Nam trong thiết kế bao bì sản phẩm, giao diện, quảng cáo và truyền thông, trang trí, thiết kế thời trang và may mặc;

Xây dựng cơ sở dữ liệu và hình thành bản đồ số về các ngành công nghiệp văn hóa. Tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan trên không gian mạng và môi trường kỹ thuật số. Xây dựng Bộ chỉ tiêu thống kê về các ngành công nghiệp văn hóa;

Đề xuất xây dựng kế hoạch đổi mới hoạt động đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp văn hóa;

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công nghiệp văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng và nền tảng kỹ thuật số. Tổ chức thường niên các sự kiện ở cấp quốc gia và quốc tế để kết nối, giao lưu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ công nghiệp văn hóa, lồng ghép trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Công bố, giới thiệu, vinh danh kịp thời các cá nhân, đơn vị và doanh nghiệp có nhiều đóng góp hiệu quả.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ VHTTDL và các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan, trong đó có các chính sách liên quan, trong đó chính sách ưu đãi đầu tư, hợp tác công - tư, quản lý tài sản công, thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng, tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa, nhất là trong những lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thủ tướng yêu cầu các cơ quan tính toán dành gói tín dụng ưu đãi (trước mắt khoảng 20-30 nghìn tỷ đồng) cho ngành công nghiệp văn hóa.

ca xèng

Bộ Công Thương: Xây dựng các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa gắn với thực hiện chương trình "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nghiên cứu sản xuất các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa có tiềm năng xuất khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Triển khai thực hiện tốt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn 2045, trong đó tập trung đầu tư, khai thác, hỗ trợ phát triển nghề thủ công mỹ nghệ, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP.

Bộ Xây dựng: Tập trung đầu tư, khai thác các sáng tạo đột phá trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, xây dựng và thiết kế nội thất, đặc biệt đối với quy hoạch đô thị.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Triển khai thực hiện hiệu quả Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để tăng cường bảo vệ tài sản sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hóa. Xây dựng cơ chế hợp tác, liên kết để đảm bảo lợi ích hợp pháp của các chủ thể sáng tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nghiên cứu xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục và bổ sung nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đối với lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Ưu tiên chỉ tiêu bồi dưỡng, đào tạo tại các cơ sở đào tạo giảng viên cho các ngành công nghiệp văn hóa.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Kết nối chặt chẽ giữa đơn vị đào tạo và tổ chức sử dụng lao động; nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ kịp thời (khi cần thiết) cho các doanh nghiệp, người lao động trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa gặp khó khăn.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Tập trung đầu tư, khai thác, hỗ trợ phát triển ngành phần mềm và các trò chơi giải trí; đưa các giá trị văn hóa truyền thống, nghệ thuật, lịch sử Việt Nam vào phần mềm ứng dụng tương tác. Chuyển dịch từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số, từ gia công phần mềm sang sản xuất phần mềm thương hiệu Việt, từ ứng dụng công nghệ thông tin sang chuyển đổi số, từ thị trường trong nước sang thị trường quốc tế; Đẩy mạnh chuyển đổi số, hình thành hệ thống thông tin dữ liệu và phát triển hệ sinh thái trực tuyến cho các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Căn cứ tình hình thực tế để xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, bố trí quỹ đất, cơ sở hạ tầng cho các ngành công nghiệp văn hóa, nhất là phát triển các không gian sáng tạo, trung tâm hỗ trợ sáng tạo và người thực hành sáng tạo trên địa bàn; lựa chọn lĩnh vực công nghiệp văn hóa có tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh, bền vững; Đẩy mạnh liên kết vùng, địa phương trong phát triển, khai thác và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa. Xây dựng các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa đặc trưng của địa phương, gắn các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa với du lịch và đẩy mạnh phát triển kinh tế ban đêm; Tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá văn hóa, công nghiệp văn hóa.

Đối với các hiệp hội: Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Trong đó, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động, làm giàu chính đáng, tuân thủ đúng pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Kịp thời phát hiện, tổng hợp ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp để đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Đối với cộng đồng các doanh nghiệp: Phát huy tính năng động, sáng tạo và vai trò động lực của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Đẩy mạnh kết nối, hợp tác cùng phát triển. Đổi mới mô hình kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số và đổi mới, sáng tạo; chủ động nâng cao năng lực quản trị, chất lượng sản phẩm dịch vụ. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nói không với tiêu cực. Đề cao ý thức, trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng; tham gia bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Đối với các chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo: Tiếp tục phát huy tâm huyết của mình trong việc nghiên cứu, sáng tạo những tác phẩm, sản phẩm công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của công chúng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan luôn đồng hành ủng hộ, tạo điều kiện cho các chuyên gia, nhà hoạt động văn hóa với đam mê sáng tạo không có giới hạn.

NGỌC BÍCH - Ảnh: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

;