Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Hội nghị giới thiệu, thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Sáng 26-12, tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Giới thiệu, thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với chủ đề "Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam - Tiềm năng và khát vọng phát triển". Hội nghị nhằm thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế và Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam vào các khu được phép sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

ca xèng

Toàn cảnh Hội nghị

Tham dự Hội nghị có: Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL; các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước;

Về phía Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam có: ông Trịnh Ngọc Chung - Quyền Trưởng ban; ông Phạm Văn Quyến - Phó Trưởng ban; cùng Trưởng, Phó phụ trách, người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý và các cơ quan thông tấn, báo chí.

ca xèng

Ông Trịnh Ngọc Chung, Quyền Trưởng ban, Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trịnh Ngọc Chung, Quyền Trưởng ban cho biết, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là trung tâm văn hóa, thể thao và du lịch có quy mô quốc gia, nơi tập trung tái hiện, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam, giới thiệu với du khách và bạn bè quốc tế về đất nước, con người và bản sắc văn hóa Việt Nam đã, đang được Nhà nước tập trung đầu tư và cùng các doanh nghiệp đầu tư, hoàn thiện theo mô hình một công viên chuyên đề, một tổ hợp văn hóa, thể thao và du lịch quy mô lớn, là trọng tâm, trọng điểm góp phần phát triển du lịch Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định rất rõ lộ trình xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, trong đó nhấn mạnh quan điểm thực hiện xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn vốn ngoài ngân sách đề đầu tư, xây dựng, kết hợp hài hòa giữa đầu tư, xây dựng với quản lý, khai thác nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của Dự án.

Ông Trịnh Ngọc Chung cũng bày tỏ mong muốn nhận được sự quan tâm, hợp tác của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm hoàn thiện, tổ chức hoạt động, phát triển du lịch, phát huy hiệu quả Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và vì lợi ích chung, cùng có lợi của các bên.

ca xèng

Ông Phạm Văn Quyến, Phó Trưởng  Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu về quy hoạch chung, tiềm năng, lợi thế và các dự án thu hút, kêu gọi đầu tư

Ông Phạm Văn Quyến, Phó Trưởng Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng đã giới thiệu về quy hoạch chung, tiềm năng, lợi thế và các dự án thu hút, kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước đối với các khu chức năng khác tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Ông Phạm Văn Quyến cũng cho biết thêm một số cơ chế đặc thù được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện trong các lĩnh vực như: quản lý đầu tư, xây dựng; quản lý và sử dụng đất; tổ chức quản lý, khai thác; thu, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật; hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về các lĩnh vực liên quan đến đầu tư, xây dựng và quản lý, khai thác theo quy định của pháp luật; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, quảng bá, giới thiệu ở trong nước và ngoài nước để thu hút các nguồn vốn đầu tư cho dự án Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam bằng các hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật…

Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam có lợi thế nằm gần trung tâm Thủ đô Hà Nội, giao thông tiện lợi, trong khu vực có nhiều tiềm năng về du lịch; Có cảnh quan thiên nhiên đẹp, đặc biệt là hồ Đồng Mô với diện tích gần 1.000ha, diện tích đất liền kề với hồ lớn (đảo, bán đảo), có núi, đồi xen kẽ với hồ nước và thảm thực vật phong phú; Quy hoạch tổng thể đa chức năng (7 khu chức năng) tạo nên một quần thể tổng hòa, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thể thao, vui chơi giải trí, ăn uống, nghỉ dưỡng và tham quan, nghiên cứu…; Ban Quản lý được Chính phủ phân cấp mạnh với các chức năng, quyền hạn, cơ chế đặc thù… tạo thế chủ động quyết định các vấn đề trong quá trình đầu tư phát triển.

Một lợi thế nữa là toàn bộ diện tích 1.544ha đất và đất có mặt nước của dự án đã được đền bù, giải phóng mặt bằng và sẵn sàng cho việc đầu tư xây dựng. Cơ sở hạ tầng chung đã được đầu tư, hoàn thiện các hệ thống giao thông nội bộ, điện, nước đến từng khu chức năng, thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án.

ca xèng

ca xèng

Đại biểu tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam thành điểm hấp dẫn khách du lịch

Ban Quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam kêu gọi đầu tư vào các dự án gồm:

Khu Trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí có diện tích 125,22ha, là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí gắn với khu vực lối vào chung của Làng Văn hóa.

Khu Di sản văn hóa thế giới có quy mô 46,50ha, là khu giới thiệu và tái hiện một số di sản văn hóa nổi tiếng thế giới, thể hiện nét đặc sắc của văn hóa nhân loại.

Khu dịch vụ du lịch tổng hợp có quy mô 138,89ha, là khu phức hợp các dịch vụ du lịch tổng hợp, thể thao có quy mô lớn để khai thác có hiệu quả không gian cảnh quan tự nhiên, tăng tính hấp dẫn của dự án, thu hút đầu tư phát triển.

Khu công viên bến thuyền gồm 41,53ha (bao gồm: 310,04ha phần mặt nước hồ Đồng Mô và 31,49ha mặt đất), là khu vực dịch vụ du lịch, nơi tổ chức các hoạt động tham quan, thể thao, du lịch, dịch vụ gắn với mặt nước hồ Đồng Mô và cổng B của Làng Văn hóa.

Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô có quy mô: 600,9ha (được xác định bằng phần diện tích mặt nước có ranh giới cốt nước +20,0m của hồ Đồng Mô), là không gian sinh thái cảnh quan, mặt nước hồ Đồng Mô có sử dụng khai thác phát triển một số hoạt động du lịch sinh thái phù hợp để tăng tính hấp dẫn của cảnh quan, cây xanh, mặt nước hồ Đồng Mô trên cơ sở đảm bảo môi trường và phát triển du lịch bền vững.

ca xèng

Chương trình văn nghệ chào mừng Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu đều cho rằng đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là một “cơ hội lớn” phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa. Các doanh nghiệp mong muốn được đồng hành với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tương lai để biến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thủ đô, trong nước và quốc tế, xứng tầm với những tiềm năng và lợi thế của Làng. Đồng thời, Làng Văn hóa cũng có những chính sách tạo điều kiện để các doanh nghiệp được tham gia đầu tư một cách thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả.

NGÔ HUYỀN - Ảnh: TUẤN MINH

;