Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Từ Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến việc nâng cao chất lượng công tác gia đình và danh hiệu gia đình văn hóa

ca xèng

 

Ngày 28/1/2022, Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 224/QĐ- BVHTTDL ban hành Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình áp dụng cho mọi gia đình Việt Nam với tiêu chí ứng xử chung là tôn trọng, bình đẳng, yêu thương và chia sẻ. Trong những năm qua, các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chức năng mới chỉ đề cập đến các tiêu chí chung mang ý nghĩa vận động thực hiện, chẳng hạn 3 tiêu chuẩn gia đình văn hóa hoặc gắn với một số đề án riêng lẻ. Gia đình vốn là vấn đề rất hệ trọng của mọi người, nó mang dấu ấn lịch sử của dân tộc, thời đại; gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, luôn tái tạo ra các thế hệ ngày càng hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Gia đình luôn giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục con người, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, chống lại các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, nhìn sâu vào vấn đề gia đình hiện nay, ta thấy có vấn đề khá nổi cộm đó là việc ứng xử giữa các thành viên trong gia đình còn rất nhiều điều phiền lòng, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm băng hoại  đạo đức gia đình, tôn ti trật tự và nhiều giá trị tốt đẹp mà các thế hệ người Việt Nam mất bao công sức gây dựng. Vì thế, khi có Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình, những người làm công tác văn hóa nói chung, làm công tác gia đình nói riêng rất phấn khởi. Tất nhiên, để thực sự đưa Bộ tiêu chí vào đời sống với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng công tác gia đình, nâng cao danh hiệu gia đình văn hóa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cần có thời gian và lộ trình thích hợp cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền, đoàn thể mới mong thành công.

Trước hết, hãy nói về mục đích và nội dung cơ bản của Bộ Tiêu chí. Cái hay và khá toàn diện của Bộ Tiêu chí là nhằm xác định và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập sâu rộng quốc tế; đồng thời giáo dục ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, dòng họ, cộng đồng xã hội, ngăn chặn sự xuống cấp đạo đức ngay từ trong gia đình và ngoài xã hội. Từ đó, nâng cao ý thức giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình, khơi dậy tình yêu thương, chia sẻ, trách nhiệm giữa các thành viên trong việc xây dựng gia đình no ấm văn minh hạnh phúc, tiến bộ, phát triển vững chắc làm nền tảng xây dựng quốc gia phồn thịnh, văn minh. Phạm vi áp dụng của Bộ Tiêu chí bao gồm các gia đình và thành viên các gia đình Việt Nam. Bộ Tiêu chí đề cập đến nguyên tắc ứng xử trong 4 nhóm quan hệ cơ bản trong gia đình là vợ, chồng; cha, mẹ với con, ông bà với cháu; con với cha mẹ, cháu với ông bà; anh, chị, em và tiêu chí chung về ứng xử trong gia đình. Đây là nguyên tắc cơ bản, bao quát, làm nền tảng cho mọi quan hệ ứng xử đối với các thành viên trong gia đình. Với nguyên tắc “Tôn trọng”, các thành viên cần đánh giá đúng mực coi trọng danh dự, phẩm giá, sự lựa chọn và lợi ích của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; với nguyên tắc “Bình đẳng”, mọi thành viên trong gia đình có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của bản thân cho sự phát triển của gia đình và được hưởng thụ như nhau về thành quả của sự phát triển đó… Thực hiện nguyên tắc “Yêu thương”, “Chia sẻ”, các thành viên trong gia đình cần có tình cảm gắn bó, quan tâm chăm sóc nhau, sẻ chia những vui buồn, giúp nhau lúc khó khăn hoạn nạn với tình cảm chân thành.

Tiêu chí ứng xử của vợ, chồng là chung thuỷ, nghĩa tình trên nguyên tắc vợ chồng cùng nhau xây dựng hôn nhân bền vững, không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ công việc trong gia đình, cùng có trách nhiệm nuôi dạy con cái, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình. Tạo điều kiện giúp nhau lựa chọn nghề nghiệp, học tập nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; lắng nghe, cùng nhau thảo luận, thống nhất và quyết định những vấn đề chung của gia đình với thái độ hòa nhã, tôn trọng nhau. Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với các con, ông bà với các cháu là gương mẫu và yêu thương. Cha mẹ, ông bà làm gương tốt cho con, cháu trong cử chỉ, lời nói, hành động; có tình cảm gắn bó gần gũi với con cháu. Quan tâm nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo con cháu khi con cháu còn nhỏ; khi con cháu không có khả năng nuôi sống bản thân. Trao truyền các giá trị sống, kinh nghiệm sống cho con cháu; giáo dục, động viên con cháu thực hiện lối sống văn hóa, ý thức công dân, giữ gìn nề nếp gia phong, truyền thống tốt đẹp của gia đình: nhân ái, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, thương người như thể thương thân… Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà là hiếu thảo, lễ phép; kính trọng ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ, nguyên vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình. Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính. Thăm hỏi, chăm sóc động viên, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà lúc ốm đau, già yếu, gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống. Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em là hòa thuận và chia sẻ, tôn trọng, bảo nhau những điều hay lẽ phải, bao dung đối với em, em kính trọng anh, chị; cùng chia sẻ công việc chung trong gia đình, giúp nhau lúc khó khăn hoạn nạn.

Hiện nay, nhiều lĩnh vực đời sống xã hội nói chung, lĩnh vực gia đình nói riêng đang chịu nhiều tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường cả mặt tích cực lẫn tiêu cực - có thể nói rằng rất nhiều thử thách cam go. Một mặt, cơ chế thị trường làm cho kinh tế phát triển hơn, con người năng động hơn… song mặt trái của nó là lối sống vị kỷ chạy theo đồng tiền, vô cảm trước khó khăn của đồng loại, thậm chí tàn nhẫn, lạnh lùng đang hằng ngày hằng giờ tác động trực tiếp đến mọi gia đình. Không ít câu chuyện thương tâm đã xảy ra trong xã hội: ông bà không được kính trọng, thậm chí bị coi là gánh nặng, vợ chồng ly tán, con cái thất học sa vào các tệ nạn xã hội cờ bạc, nghiện hút; nạn bạo hành trong gia đình có chiều hướng gia tăng mà người vợ là đối tượng đầu tiên phải hứng chịu, rồi có những chuyện án mạng đau lòng đã xảy ra mà lý do là tiền bạc, đất thừa kế không được giải quyết ổn thoả dẫn đến tranh chất, kiện tụng, xô xát, đâm chém nhau… Khi đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh, các gia đình phải ở nhà cách ly theo quy định 5K thì nạn bạo lực gia đình lại có chiều hướng gia tăng. Nhiều nhà nghiên cứu đã lý giải do thời gian ở nhà nhiều, thu nhập kinh tế giảm, nhiều mâu thuẫn phát sinh, mọi nỗi bực bội, bức xúc dồn nén đều trút lên đầu vợ con. Trước thực tế trên, để ngăn chặn tiến tới đẩy lùi nạn bạo lực gia đình, nâng cao chất lượng danh hiệu gia đình văn hóa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần cùng toàn xã hội chiến thắng đại dịch COVID-19… theo tôi, cần nghiên cứu kỹ trên nhiều phương diện và phải có những giải pháp đồng bộ trong triển khai. Khía cạnh đầu tiên phải nghiên cứu đó là đạo đức gia đình. Đạo đức gia đình là những quy tắc tinh thần trong gia đình mà mỗi thành viên phải tuân theo để giữ gìn sự ổn định và phát triển của gia đình. Đạo đức gia đình là một hệ thống giá trị được cấu thành bởi nhiều bộ phận, nhiều mặt ứng xử và giao tiếp khác nhau của đời sống gia đình với đời sống mỗi cá nhân trong xã hội truyền thống cũng như hiện đại. Vì thế, khi nói đạo đức gia đình là nói cách duy trì nề nếp, luân lý ở gia đình. Trong mối quan hệ gia đình, biểu hiện tình nghĩa là một trong những giá trị cốt lõi tạo nên nhân cách, đạo đức mỗi người. Bên cạnh các giá trị luân lý cơ bản để đánh giá đạo đức gia đình, chúng ta thường nhấn mạnh đến tình yêu thương, sự đùm bọc, đức hy sinh, sự hòa thuận , lòng vị tha, thái độ ứng xử với thần linh, tổ tiên, người đã khuất… - những khía cạnh đó khiến con người ta giàu lên không chỉ vật chất mà còn giàu lên ở tinh thần, văn hóa. Khi Bộ VHTTDL ban hành chính thức Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các tỉnh, thành cần nghiên cứu tình hình địa phương mình và nhanh chóng triển khai, có những hướng dẫn cụ thể. Cần nói thêm là không thể có một bộ quy tắc nào đầy đủ nội dung và bao quát tất cả phạm vi ứng xử trong các gia đình. Vì vậy, tùy theo tính chất gia đình hạt nhân hai thế hệ hay gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống để mỗi nơi có thể nhấn mạnh thêm mội số nội dung cho phù hợp. Sau khi đã nghiên cứu, hướng dẫn, Ban chỉ đạo cấp tỉnh cần sớm chuyển về các huyện/ thị, các xã/ phường/ thị trấn để các địa phương cụ thể hóa thêm sao cho phù hợp với bảng tiêu chuẩn gia đình văn hóa và triển khai học tập trong cộng đồng, coi đó là một trong những căn cứ đánh giá xếp loại gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa ngay trong năm 2022. Hiện tại, trong tiêu chuẩn gia đình văn hóa, tiêu chí ứng xử trong gia đình chưa được coi trọng đúng mức, chưa nói đến việc điều chỉnh tiêu chí khi thấy chưa phù hợp. Sắp tới, Luật Thi đua khen thưởng sẽ có những điểm sửa đổi để đảm bảo sự chính xác, khích lệ động viên một phong trào thi đua rộng khắp. Vì vậy, cần có sự bổ sung, điều chỉnh ngay vì danh hiệu gia đình văn hóa là danh hiệu vinh dự, không thể để tình trạng tỷ lệ gia đình được công nhận quá cao mà không tỷ lệ thuận với thực chất phong trào dẫn đến tình trạng nhiều hộ gia đình không cảm thấy đây là niềm vinh dự.

 Để nâng cao chất lượng danh hiệu Gia đình văn hóa, động viên khích lệ phong trào thi đua, theo tôi, Ban chỉ đạo các cấp phải phổ biến quán triệt các tiêu chí Gia đình văn hóa đến từng hộ gia đình thông qua các cuộc họp ở tổ dân phố, khu dân cư, tổ chức đăng ký thi đua một cách trang trọng, có sự chứng kiến, theo dõi của cấp trên, cuối năm tiến hành bình xét từ cơ sở một cách dân chủ, không qua loa đại khái hoặc quá khắt khe. Việc bình xét ngoài sự có mặt của các hội, đoàn thể nên có sự tham gia của già làng, chức sắc tôn giáo, đại diện dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng. Kinh nghiệm cho thấy, nơi nào linh hoạt vận dụng cách làm này cùng với sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo địa phương thì nơi đó phong trào thực chất, tạo được không khí thi đua phấn khởi tại khu dân cư. Một kinh nghiệm nữa của những địa phương làm tốt phong trào trong những năm qua là đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống loa truyền thanh của khu dân cư, biết vận dụng sáng tạo hình thức xã hội hóa tạo thêm nguồn kinh phí khen thưởng Gia đình văn hóa, Tổ dân phố văn hóa tiêu biểu… Điều đó đã làm cho phong trào phát triển thêm sâu rộng, người dân hào hứng ủng hộ. Một điều nữa mà tôi muốn đề cập ở đây là sự chỉ đạo lồng ghép công tác gia đình - trẻ em với công tác xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa ở cơ sở. Trong chỉ đạo nên có kế hoạch tổ chức hội nghị chuyên đề, lớp tập huấn dành cho cán bộ văn hóa xã/ phường để bổ sung, cập nhật kiến thức, văn bản mới, phổ biến cách làm hay, kinh nghiệm tốt ở cách địa phương trong và ngoài tỉnh để có thể vận dụng vào đơn vị mình.

Thiết nghĩ, từ Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến nâng cao chất lượng công tác gia đình, danh hiệu Gia đình văn hóa và xa hơn nữa là công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, Ban chỉ đạo các cấp phải có một lộ trình với các bước tiến hành được tính toán kỹ với quan điểm không nóng vội chủ quan  song cũng không chần chừ mà phải chủ động cùng với việc nâng cao nhận thức và chủ động nhập cuộc của các cấp, các ngành. Trước hết, ngành VHTTDL tích cực tham mưu cho lãnh đạo tỉnh sớm ban hành ra được các văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tiễn địa phương và nhanh chóng triển khai về cơ sở. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã nhấn mạnh: “Đúc kết, xây dựng hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam” và làm rõ thêm yêu cầu về: “Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”. Hy vọng, những vấn đề vừa có chiều sâu, vừa có chiều rộng sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến mới trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

ca xèng

 

TRẦN VĂN QUANG

Nguồn: Tạp chí VHNT số 495, tháng 4-2022

 

;