Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng II được quy định như thế nào?

ca xèng

Ảnh minh họa

 

 

Xin Quý Tạp chí cho biết tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng II được quy định như thế nào? 
 

Trả lời: Điều 4 Thông tư số 03/2022/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL quy định quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở có nội dung về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng II, như sau:

1. Nhiệm vụ:

a) Chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn, hằng năm về văn hóa cơ sở của đơn vị và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì tổ chức biên soạn chương trình hoạt động, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, phương pháp hoạt động cho các thiết chế văn hóa cơ sở có quy mô và phạm vi hoạt động từ cấp huyện đến cấp tỉnh;

c) Trực tiếp dàn dựng các chương trình, xây dựng kịch bản cho các liên hoan, hội thi, hội diễn và các hoạt động văn hóa nghệ thuật quần chúng của ngành và quy mô cấp tỉnh;

d) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chuẩn bị nội dung liên hoan, hội nghị, hội thảo về nghiệp vụ, phương pháp hoạt động văn hóa nghệ thuật quần chúng;

đ) Theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ cho các thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn; đánh giá, đề xuất, phổ biến áp dụng kinh nghiệm giữa các thiết chế văn hóa cơ sở;

e) Xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu và tham gia bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho phương pháp viên hạng dưới.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực văn hóa cơ sở;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phương pháp viên.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa cơ sở;

b) Nắm vững lịch sử, văn hóa, xã hội của từng vùng, miền;

c) Am hiểu các phương pháp quản lý và có kinh nghiệm về công tác tổ chức và hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở;

d) Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và soạn thảo các văn bản trong lĩnh vực văn hóa cơ sở;

đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.

4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng II:

Có thời gian công tác giữ chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III hoặc tương đương từ đủ 9 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/8/2022.

 

DƯ NGỌC BÌNH

Nguồn: Tạp chí VHNT số 507, tháng 8-2022

 

ĐỌC NHIỀU

  • Yếu tố văn hóa truyền thống trong xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững - Kinh nghiệm từ Trung Quốc

    Yếu tố văn hóa truyền thống trong xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững - Kinh nghiệm từ Trung Quốc

  • Lý giải sức hấp dẫn của thương hiệu phim Thám tử lừng danh Conan

    Lý giải sức hấp dẫn của thương hiệu phim Thám tử lừng danh Conan

  • Một thoáng Cô Tô, Xoài So

    Một thoáng Cô Tô, Xoài So

  • Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội ở nước ta hiện nay - Những vấn đề đặt ra và giải pháp

    Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội ở nước ta hiện nay - Những vấn đề đặt ra và giải pháp

  • Mang cổ tích Việt Nam tới Tokyo

    Mang cổ tích Việt Nam tới Tokyo

  • ;