Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Thư viện trường học trước ngưỡng cửa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Thư viện trường học là một trong những bộ phận hỗ trợ công tác giáo dục bậc phổ thông. Với đối tượng phục vụ là bạn đọc nhỏ tuổi, hoạt động thư viện phải vừa tuân thủ theo những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thư viện trường học, vừa đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với tâm sinh lý của học sinh. Vai trò của thư viện trường học ngày càng được khẳng định trong sự nghiệp giáo dục đào tạo ở nước ta: “Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường” (1).

Công tác thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và phát triển văn hóa đọc của học sinh trong trường. Thực tế nhiều trường hiện nay, thư viện trường học thực chất chỉ như một kho sách. Vậy làm thế nào để thay đổi cách nhìn của xã hội về vai trò của thư viện trường học đối với việc xây dựng văn hóa đọc trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

1. Thực trạng hệ thống thư viện trường học của Việt Nam

Hiện nay, thư viện trường học đã phần nào đáp ứng được vai trò trong việc hỗ trợ giảng dạy, học tập và xây dựng nếp sống văn hóa mới trong nhà trường, cơ bản đạt những thành tựu nhất định.

Ở một số tỉnh, thành như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vĩnh Long có rất nhiều các thư viện trường phổ thông đạt loại thư viện xuất sắc, tiên tiến, được đầu tư khang trang, sạch đẹp, đặt ở vị trí thuận tiện, tạo điều kiện cho học sinh đến đọc sách. Các mô hình thư viện mới ra đời như: thư viện xanh, thư viện trường học thân thiện, thư viện ngoài trời… thu hút được bạn đọc đến thư viện. Tuy nhiên, ở một số thư viện trường học vẫn còn bộc lộ một số bất cập như: một vài thư viện trường học không được coi trọng, xếp vào vị trí không thuận tiện và phù hợp, thậm chí có trường thiếu phòng học; giờ mở cửa phục vụ thư viện không phù hợp cho học sinh tới thư viện; kinh phí dành cho hoạt động của thư viện quá ít, nên không thể bổ sung tài liệu hay, mới, phù hợp với nhu cầu bạn đọc…

Học sinh chưa có thói quen tự đọc sách báo, do nhà trường và các thày cô chưa định hướng tốt, thậm chí một số thày cô chỉ phổ biến tài liệu cho những em đi học thêm. Tài liệu trong thư viện không đa dạng, phong phú, chủ yếu sách giáo khoa và sách tham khảo, ít có tài liệu giải trí. Nhân viên thư viện chưa thực sự trở thành cầu nối giữa bạn đọc và thư viện, bạn đọc và tài liệu.

Nhân viên thư viện là biên chế, tốt nghiệp ngành thư viện không nhiều, hầu hết không có chuyên môn nghiệp vụ, hoặc chuyển từ giáo viên hợp đồng lâu năm, giáo viên mất sức, được cử đi học bồi dưỡng lấy chứng chỉ nghiệp vụ để làm công tác thư viện (2). Họ thường kiêm nhiệm nhiều việc như thủ quỹ, y tế, văn thư, mức lương thấp, phụ cấp độc hại và các phụ cấp khác nơi có, nơi không…

Để tài liệu được xếp ngay ngắn trật tự trong kho, trên giá, nhân viên thư viện phải bổ sung sách, phân loại, đăng ký, dán nhãn, đóng dấu, xếp sách lên giá, nhập biểu ghi… Trong quy trình xử lý tài liệu, nhân viên thư viện phải tổ chức xây dựng tủ mục lục (bộ máy tra cứu) nhằm giúp bạn đọc tra tìm tài liệu nhanh chóng trên máy tính, nhưng mục lục đọc máy với phần mềm tra cứu đã ngừng hoạt động vì các phân hệ (module) không đồng bộ. Một số trường điểm tại các thành phố lớn, có nhiều kinh phí dành cho thư viện được trang bị các phần mềm thương mại như iLib, Libol, Azlib, Emiclib…

ca xèng

Bạn đọc tại Thư viện Trường THCS Lê Quý Đôn, Cầu Giấy, Hà Nội

Ảnh: Hồng Vân

Các thư viện được trang bị phần mềm quản lý nhưng đa số không đạt mục tiêu tự động hóa biên mục tài liệu. Khi có phần mềm thư viện, nhân viên sẽ giảm bớt việc biên mục từng tài liệu đưa vào cơ sở dữ liệu, có thể tiến hành bằng nhiều cách: biên mục sao chép từ dữ liệu CIP (Cataloging In Publication: biên mục tại nhà xuất bản) đã được in sẵn ở mặt sau trang tên sách. Ở Việt Nam hiện nay, đa số các nhà xuất bản đã liên kết với các thư viện lớn, có uy tín để tiến hành biên mục CIP như Thư viện quốc gia Việt Nam, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Đại học quốc gia… Thực tế, các phần mềm quản lý thư viện không hỗ trợ biên mục, các thư viện gần như phải biên mục trực tiếp từng tài liệu và nhập vào cơ sở dữ liệu của thư viện.

Đầu tư kinh phí ít ỏi khiến cơ sở vật chất còn lạc hậu, số lượng máy tính kết nối Internet trong thư viện còn ít, khiến chất lượng của hoạt động thư viện chưa được nâng cao. Sản phẩm và dịch vụ của thư viện trường học gần như đơn điệu, không có sự đột phá, chất lượng không cao. Chưa thực hiện được việc chia sẻ nguồn lực giữa các thư viện trong hệ thống trường học và hệ thống thư viện công cộng để làm tăng tài nguyên thông tin của thư viện nhằm thu hút bạn đọc. Việc số hóa tài liệu cũng chỉ thực hiện theo hình thức. Hơn 90% thư viện trường học là thư viện truyền thống.

2. Cơ hội của thư viện trường học trước ngưỡng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0

 Sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ mang lại cho thư viện trường học nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức. Chính phủ đã ban hành đề án về “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”; Chỉ thị về Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục là một trong 9 nhiệm vụ chủ yếu đang được ngành Giáo dục tích cực triển khai (3).

Ngành Giáo dục đang triển khai phần mềm quản lý trường học trực tuyến (phần mềm Antivlnspire), tập huấn chuyên môn cho giáo viên qua mạng, triển khai dịch vụ công trực tuyến, xét tuyển sinh đầu cấp… Tăng cường sử dụng sổ điện tử trong nhà trường, tập trung xây dựng và khai thác có hiệu quả kho bài giảng e-learning, kho học liệu số của ngành phục vụ nhu cầu tự học của người học và góp phần đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học (4). Công nghệ thông tin đã giúp cải tiến phương pháp dạy và học, hạn chế việc thụ động chỉ ghi và chép bài ở học sinh. Việc áp dụng công nghệ, khoa học máy tính, khóa học STEM trong giáo dục cũng góp phần giúp cho hoạt động của thầy và trò ngày càng linh hoạt, đa dạng, sáng tạo với những kỹ năng cần thiết trong thời đại 4.0, bao gồm những kỹ năng quan trọng như: trao đổi và cộng tác; làm việc theo dự án; thuyết trình; nhận thức; thích nghi.

3. Giải pháp và khuyến nghị

Thư viện trường học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan trọng, các nguồn học liệu và tài nguyên thông tin chỉ có thể được quản lý và phát huy tác dụng tích cực khi công tác thư viện được tổ chức tốt dưới tác động của việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt giai đoạn công nghệ 4.0 hiện nay.

Toàn bộ hệ thống thư viện trường học phải hoạt động dựa trên nội dung quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 2-1-2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Một thư viện trường học đạt chuẩn ở Việt Nam phải đạt những yêu cầu tối thiểu về vốn tài liệu, cơ sở vật chất, kỹ thuật nghiệp vụ và tổ chức quản lý, hoạt động. Vì vậy, các thư viện trường phổ thông cần:

Đầu tư kinh phí định kỳ theo tháng, quý, năm để cải thiện cơ sở vật chất và phát triển nguồn tài liệu theo yêu cầu của bạn đọc; thăm dò nhu cầu của học sinh về tài liệu nhằm đa dạng hóa các nguồn học liệu và tài nguyên thông tin, đồng thời có chính sách bổ sung hợp lý, phù hợp. Nguồn tài liệu này có thể do mua mới, hoặc xã hội hóa, trao đổi luân chuyển sách giữa các thư viện với nhau.

Nâng cao chất lượng nhân viên thư viện, được trao đổi học hỏi và bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ. Phát triển năng lực một cách toàn diện thông qua các hội thảo, hội nghị chuyên ngành.

Nhân viên thư viện cần phát triển kỹ năng giao tiếp với bạn đọc, đặc biệt là những học sinh nhỏ tuổi, thái độ ân cần niềm nở, thân thiện, nhiệt tình để các em có sự thoải mái, thích thú khi vào thư viện. Chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch, lịch hoạt động cho từng lớp trong tuần để các em được tiếp cận với thư viện một cách thường xuyên nhất.

Thư viện cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá cho các dịch vụ thư viện như: tổ chức các câu lạc bộ bạn đọc, xây dựng đội ngũ tình nguyện viên là các cán bộ lớp hay những bạn thường xuyên lên thư viện. Có thể phối hợp với Ban giám hiệu trường trong những giờ sinh hoạt đầu tuần, tổ chức những cuộc thi về giới thiệu sách hay vẽ tranh theo chủ để, tổ chức các chuyên đề nói chuyện sách gắn với những sự kiện lớn của đất nước, để thu hút sự chú ý của các em học sinh. Đây là một hoạt động thiết thực bởi nó khơi gợi cho các em sở thích đọc sách và hình thành văn hóa đọc trong nhà trường (5).

Các thư viện trường học nếu muốn bắt kịp theo sự phát triển của đất nước, của thế giới và đặc biệt, bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cần trang bị một phần mềm quản trị thư viện đơn giản, dễ dàng, thân thiện, các em học sinh hoàn toàn có thể tra cứu, đọc và học tập tại nhà qua cổng thông tin của các thư viện trường mà không cần đến thư viện.

Những yếu tố cốt lõi của cách mạng công nghệ 4.0 sẽ là: trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối và dữ liệu lớn. Thế mạnh kết nối vạn vật và xử lý các dữ liệu lớn của công nghệ 4.0 tạo điều kiện cho các thư viện trường học tự động hóa dễ dàng các vấn đề sau của thư viện:

Vốn tài liệu trong thư viện trường học gần như hoàn toàn giống nhau, vậy khả năng xử lý tại nguồn CIP là khả thi, giúp thống nhất dữ liệu, tiết kiệm thời gian cho nhân viên thư viện tập trung vào công tác phục vụ và dịch vụ.

Nhà xuất bản Giáo dục nên xuất bản tài liệu truyền thống cùng tài liệu điện tử, giúp các thư viện trường học tiết kiệm không gian kho sách và thuận tiện phục vụ bạn đọc trực tuyến.

Công tác đào tạo nhân viên thư viện cần tiếp tục được chú trọng, giúp họ luôn cập nhật các chuẩn biên mục mới để dễ dàng trao đổi thông tin và kiểm soát thư mục toàn cầu.

Cán bộ thanh tra, kiểm tra chuẩn công tác thư viện cần là người có chuyên môn ngành thư viện. Hiện nay, rất nhiều nơi đoàn kiểm tra thư viện nhưng lại không có kiến thức về thư viện.

Sự phối hợp giữa nhân viên thư viện và đội ngũ tình nguyện viên cần được thực hiện có điều kiện cụ thể, rõ ràng, nghĩa vụ và quyền lợi phải được bảo đảm.

Thư viện trường học cần có sự liên kết chặt chẽ phối hợp nguồn tài nguyên thông tin, tăng cường tổ chức mượn liên thư viện để phục vụ tài liệu đa dạng cho bạn đọc. Các thư viện trường học có cùng bậc học có thể liên kết với nhau tạo thành mạng lưới liên thư viện cùng bậc học, hoặc cùng địa bàn nhằm mục đích luân chuyển, chia sẻ tài liệu. Bạn đọc có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn tài liệu, dễ dàng tra cứu hơn, vốn tài liệu tiếp cận cũng phong phú hơn.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là thách thức không nhỏ đối với nhân viên thư viện trường học trong thời đại ngày nay. Những ích lợi của cuộc cách mạng 4.0 mang lại gần như có thể tương thích hoàn toàn với hoạt động tự động hóa của thư viện. Đặc biệt quy trình nghiệp vụ thư viện, thông qua phần mềm và Internet, nguồn lực thông tin sẽ tích hợp vào cơ sở dữ liệu và luôn sẵn sàng phục vụ bạn đọc tra cứu 24/24; các liên kết tự động giữa nhân viên thư viện với Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm các lớp, phụ huynh học sinh và các cộng tác viên thư viện sẽ nhanh hơn, giảm công lao động của nhân viên thư viện, giúp họ có nhiều thời gian hơn đầu tư vào công tác phục vụ bạn đọc thông qua các sản phẩm và dịch vụ mới có được từ công nghệ 4.0.

Các thư viện trường học có nguồn tài liệu và trang thiết bị tốt đi đôi với đội ngũ nhân viên thư viện chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao nhận thức về mục tiêu cơ bản của đất nước trong việc xây dựng và phát triển những thế hệ công dân tương lai có tri thức, sáng tạo, độc lập và năng động. Từ đó, nâng cao tính cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế tri thức toàn cầu, đảm bảo sự tăng trưởng và thành công bền vững của cả dân tộc.

_______________

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Bá Hòa, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009, tr.339.

2, 5. dantri.com.vn

3, 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định số 49/2003/QĐ-BGDĐT về việc ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trong các trường phổ thông từ năm học 2003 - 2004, ngày 28 tháng 10, năm 2003.

Tác giả: Trần Văn Hồng - Trần Thị Chi - Đỗ Thị Nga

Nguồn: Tạp chí VHNT số 428, tháng 2-2020

;