Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Hà Nội: Ra mắt Chương trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Tối ngày ngày 29-10-2023, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã tổ chức lễ ra mắt chương trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

ca xèng

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương và Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng cùng các đại biểu cắt bằng khai mạc chương trình

Tham dự lễ ra mắt chương trình về phía đại biểu Trung ương có: Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương; Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng; Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội Bùi Hoài Sơn; Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia Đặng Văn Bài.

Về phía Hà Nội và các địa phương có: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải; Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng; Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Nguyễn Đình Trung...

Với mong muốn mang đến cho khách tham quan một diện mạo mới hoàn toàn của khu di tích, tạo nên những trải nghiệm mới, những cảm xúc khác biệt so với các nội dung tham quan và khám phá ban ngày, tại Chương trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mọi di tích kiến trúc và không gian di sản đều trở nên ấn tượng hơn, lung linh hơn thường ngày, song, vẫn giữ được nét thâm trầm, tinh tế của một khu di sản vốn được coi như ngôi trường quốc học đầu tiên của Việt Nam dưới thời quân chủ. Tất cả các hạng mục đều hứa hẹn sẽ mở ra một không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa quen, vừa lạ.

Mô hình kiểu mẫu về du lịch kết hợp với công nghệ

Phát biểu khai mạc chương trình, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu chia sẻ: Trong điều kiện hiện nay, Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo và chuyển đổi số, là động lực hết sức mạnh mẽ để Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám cố gắng, tìm tòi một sản phẩm với tinh thần nâng tầm giá trị của Văn Miếu Quốc Tử Giám, để có những đổi mới và sáng tạo. Với tinh thần đó, lần đầu tiên tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám về đêm có một đối thoại giữa những giá trị của đạo học, là tinh thần hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn trọng người tài với những thành tựu về mặt công nghệ. Sự đối thoại giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa và công nghệ, hứa hẹn sẽ tạo ra những thú vị, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu tốt hơn khi khách đến tham quan TP Hà Nội.

ca xèng

Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu phát biểu tại buổi lễ ra mắt chương trình

Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia Đặng Văn Bài vui mừng và chia sẻ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã và đang thực hiện 2 chức năng kép: Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Không gian sáng tạo và đổi mới rất có chất lượng của Hà Nội. Ông Đặng Văn Bài cũng khẳng định, tại không gian sáng tạo Văn Miếu Quốc Tử Giám đã tổ chức được trải nghiệm tour đêm, góp phần mang lại sức sống cho các di tích lịch sử văn hóa, kéo dài không gian, mở rộng không gian cho du khách đến với Hà Nội được trải nghiệm những sự kiện văn hóa, để Thủ đô Hà Nội xứng tầm là “thành phố ngàn năm văn hiến”, “thành phố sáng tạo”, “thành phố vì hòa bình”.

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng khẳng định: Trong bối cảnh chuyển đổi số thì thế giới thực công thêm công nghệ số thành thế giới thực số và mang đến cho chúng ta những trải nghiệm mới. Vì vậy, chuyển đổi số, công nghệ số mở ra một không gian mới cho phát triển du lịch. Văn Miếu trước đây chủ yếu đón khách tham quan vào ban ngày, giờ đây sẽ tăng dần lượng khách tham quan vào ban đêm. Du khách sẽ có thêm những trải nghiệm mới, những hình ảnh, những thông tin đa chiều, thú vị và hấp dẫn hơn. Người làm du lịch thì sẽ có thêm công cụ mới sáng tạo hơn và truyền tải hình ảnh, thông tin, qua đó truyền tải các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống một cách hiệu quả hơn.

ca xèng

Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại lễ ra mắt chương trình

Ông Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, chuyển đổi số, công nghệ số sẽ thổi hồn mới cho những công trình văn hóa, di sản của Việt Nam và của Hà Nội. Du khách đến với Hà Nội không sẽ chỉ biết đến các món ăn, ẩm thực, danh lam thắng cảnh ban ngày mà dẫn dần sẽ có nhiều hơn các lựa chọn trải nghiệm văn hóa về đêm của Hà Nội. Chuyển đổi số, công nghệ số không nhằm thay thế trải nghiệm du lịch truyền thống, du lịch gắn liền với các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của dân tộc, sẽ đặc trưng cho mỗi vùng miền, mỗi quốc gia, và vì vậy sẽ trở nên bền vững hơn.

Thông qua buổi lễ, ông Nguyễn Huy Dũng cũng chúc mừng UBND TP Hà Nội và Sở VHTT Hà Nội đã tổ chức được Chương trình trải nghiệm Du lịch đêm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Chương trình đã gợi mở ra cách làm mới về phát triển du lịch của TP Hà Nội. Thứ trưởng Bộ TTTT cũng hy vọng rằng, sự kiện sẽ trở thành mô hình kiểu mẫu về du lịch kết hợp với công nghệ, kết hợp với các yếu tố văn hóa, lịch sử. Công nghệ đã, đang và sẽ trở thành điểm hội tụ mới, là nơi làm cho du lịch trở nên gần gũi và gắn kết hơn với các yếu tố lịch sử văn hóa.

ca xèng

Bốn từ “Tinh Hoa Đạo Học” Dọc trên trục đường chính từ cổng Văn Miếu đến cổng Đại Trung

Trải nghiệm Du lịch đêm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Chương trình trải nghiệm Du lịch đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám bắt đầu ngay khi bước qua cổng chính (Văn Miếu Môn), khách tham quan sẽ được chìm đắm vào một khúc dạo đầu nhẹ nhàng và thư thái của sắc màu và âm thanh trong khu Nhập đạo. Dọc trên trục đường chính từ cổng Văn Miếu đến cổng Đại Trung, bốn từ “Tinh Hoa Đạo Học” được xếp thành hàng dọc thể hiện một thông điệp rằng trục đường chính dẫn vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là con đường dẫn đến tinh hoa đạo học của người Việt. Hai bên trục đường chính trong khu Nhập đạo, hình ảnh bốn bức phù điêu “Tứ linh huấn tử” (Lão Long huấn tử, Kỳ Lân huấn tử, Lão Quy huấn tử và Phượng Hoàng huấn tử) lồng vào khung đỡ hình mái nhà theo kiến trúc truyền thống gợi lên hình ảnh những người cha đang dạy con dưới những mái nhà yên ấm.

Một khám phá thú vị khác là hình ảnh người mẹ hát ru con được trình diễn bằng công nghệ chiếu mapping ngay ở gốc cây đa di sản, nằm bên trái khu Nhập đạo. Hình ảnh thân thương này cho thấy ngay từ khi lọt lòng, mỗi con người Việt Nam đã mang trong mình một khát vọng học tập để hướng tới một tương lai tươi sáng. Khát vọng đó được gửi gắm qua lời hát ru của mẹ để mỗi đứa trẻ đều được nuôi dưỡng tinh thần hiếu học ngay từ khi còn nằm nôi.

ca xèng

Công nghệ chiếu mapping ngay ở gốc cây đa di sản

Trục đường chính dẫn đến cổng Đại Trung với những hình ảnh hoa văn trên diềm bia Tiến sĩ được tái hiện ngay trên nền đường. Những đường nét tinh tế và cách thể hiện phong phú của hoa sen, hoa lựu, hoa hải đường hay hoa kim ngân cho thấy sức sáng tạo của các bậc tiền nhân trên bia Tiến sĩ Thăng Long, nơi tôn vinh các nhà khoa bảng Việt Nam trong suốt hơn ba thế kỷ. Điểm kết cuối cùng trong khu Nhập đạo chính là ba công trình kiến trúc bao gồm cổng Đại Trung ở chính giữa và hai cổng Thành Đức, Đạt Tài nằm hai bên, tất cả đều được chiếu sáng nghệ thuật nhằm mang lại cho khách tham quan những cảm xúc mới mẻ mà các chương trình tham quan ban ngày không thể có được.

Bước qua cổng Đại Trung, điều bất ngờ đầu tiên sẽ đón chờ khách tham quan chính là một luồng sáng “chưa từng bắt gặp” từ ô cửa sổ Sao Khuê trên công trình có tính biểu tượng Khuê Văn Các chiếu thẳng về đỉnh mái của cổng Đại Trung, làm nổi bật hình ảnh đôi cá chép chầu bình móc. Luồng sáng này cũng biến Khuê Văn Các trở thành một ngọn hải đăng thực thụ - ngọn hải đăng của tri thức và trí tuệ. Ý nghĩa của tác phẩm sắp đặt ánh sáng này sẽ được lý giải một cách trọn vẹn khi khách tham quan thưởng lãm trình chiếu mapping với chủ đề “Tinh Hoa Đạo Học” tại sân Thái học.

ca xèng

Khuê Văn Các trở thành một ngọn hải đăng của tri thức và trí tuệ

Cũng tại khu Thành đạt, khách tham quan sẽ bắt gặp tổ hợp hình ảnh thể hiện bốn giai đoạn trong quá trình phấn đấu trưởng thành và đỗ đạt của các nho sinh. Từ nét chữ đầu tiên khi những cậu bé còn để tóc trái đào phải nằm ra để tập viết cho đến khi đạt được trình độ có thể ngồi đọc sách Thánh hiền và lên đường về kinh ứng thí để rồi đến khi đỗ đạt được ban ngựa vinh quy bái tổ, mỗi tư thế của nho sinh qua từng giai đoạn như gợi lại quá trình tiến hóa của loài người, nhưng trong trường hợp này là “sự tiến hóa” về trí tuệ và tri thức.

Biểu tượng cá chép như những nho sinh nỗ lực phấn đấu từng ngày, từng giờ tiếp tục được thể hiện qua hình ảnh đàn cá bên hồ chữ nhật phía bên phải khu Thành đạt. Dường như sau khi nhận được luồng sáng thần diệu của Sao Khuê, những chú cá chép sẽ không còn khô cứng, bất động như những bức tượng đắp im lìm trên đỉnh mái. Chúng sẽ tỉnh thức và tìm đến với những bạn đồng môn để bắt đầu một quá trình dùi mài kinh sử với mong ước một ngày không xa sẽ có cơ hội được thi triển tài năng để hoá rồng.

Điểm mới lạ, nổi bật tại khu Vườn bia Tiến sĩ chính là giếng Thiên Quang. Viền quanh thành giếng là một dải đèn led với hai gam màu trang nhã in bóng xuống mặt nước tạo nên những cảm xúc vô cùng đặc biệt không thể có được khi tham quan vào ban ngày. Trong khi đó, toàn bộ các tán cây viền quanh khuôn viên khu vực này đều được chiếu sáng đổi màu khiến cho các dãy nhà che bia hai bên giếng Thiên Quang như được đặt trong một không gian kỳ ảo và đầy mê hoặc.

ca xèng

Hai tấm bia được khởi dựng đầu tiên đặt tại hai tòa đình bia hai bên giếng Thiên Quang sẽ trở thành những màn hình ấn tượng

Cũng tại khu Vườn bia Tiến sĩ, khách tham quan sẽ được tìm hiểu về những nội dung cơ bản trên mỗi tấm bia Tiến sĩ với sự hỗ trợ của công nghệ trình chiếu mapping tiên tiến. Hai tấm bia được khởi dựng đầu tiên đặt tại hai tòa đình bia hai bên giếng Thiên Quang sẽ trở thành những màn hình ấn tượng với nội dung không chỉ đơn thuần là danh sách các nhà khoa bảng Việt Nam trong suốt gần bốn thế kỷ trải qua các triều Lê - Mạc và Lê Trung hưng. Nhiều thông tin thú vị khác sẽ được giới thiệu đến người xem như số lượng thí sinh qua mỗi kỳ thi, các dạng bài thi, các chức quan tham gia một kỳ thi hay các ân điển mà các vị tiến sĩ tân khoa nhận được cùng nhiều thông tin thú vị khác.

Không gian tiếp theo trong hành trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu – Quốc Tử Giám chính là khu Đại thành hay còn gọi là khu Bái đường. Nội dung chính được giới thiệu tại khu vực này chính là không gian trưng bày Quốc Tử Giám – ngôi trường đầu tiên của nền quốc học Việt Nam. Toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước trong suốt gần 800 năm dưới thời phong kiến được thể hiện với phong cách thiết kế mang hơi thở đương đại, song, vẫn in đậm dấu ấn của các giá trị truyền thống đã rèn đúc nên hàng ngàn danh nhân cho đất Việt. Tại sân Bái đường, khách tham quan sẽ được trải nghiệm sản phẩm công nghệ kính thực tế ảo, mới lạ và thú vị.

ca xèng

ca xèng

Trình chiếu mapping 3D theo chủ đề “Tinh hoa đạo học” trên toàn bộ mặt tiền của nhà Tiền đường trên sân Thái học

Điểm chạm cảm xúc cuối cùng của chương trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, song cũng là nội dung mang lại cảm giác thăng hoa nhất, chính là trình chiếu mapping 3D theo chủ đề “Tinh hoa đạo học”. Toàn bộ mặt tiền của nhà Tiền đường trên sân Thái học sẽ biến thành một màn hình khổng lồ giúp cho khách tham quan khám phá những giá trị tinh túy nhất trong đạo học của người Việt. Mỗi chi tiết trong chương trình đều được chăm chút một cách tỉ mỉ nhằm mang lại cho khách tham quan một buổi tối khám phá trọn vẹn những giá trị đặc trưng không chỉ của riêng khu di tích quốc gia đặc biệt này mà còn cảm nhận được những giá trị nền tảng của đạo học Việt Nam. Du khách được thưởng thức tiết mục nghệ thuật truyền thống trước khi xem phim mapping. Trình diễn mapping cũng là bức tranh toàn cảnh liên kết toàn bộ các hạng mục trải nghiệm mà khách tham quan đã được thưởng lãm từ cổng chính vào đến hết sân Bái đường. Tất cả cùng hòa quyện tạo nên một bữa tiệc của ánh sáng, âm thanh và cảm xúc.

Chương trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính thức phục vụ khách tham quan vào khung giờ 19 giờ đến 22 giờ, bắt đầu từ ngày 1-11-2023.

THANH DANH - Ảnh: THÚY NGA

;