Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Văn hóa > Gia đình

Quan hệ gia đình, dòng họ và sự lựa chọn lối sống trong quá trình đô thị hóa ở Xuân La, Hà Nội

     ​​​​​​​Phường Xuân La thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Trước năm 1945, kinh tế tiểu nông và chế độ xã hội phong kiến - thực dân là cơ sở của văn hóa truyền thống nơi đây. Khi đó, thiếu thốn về vật chất, nghèo nàn về tinh thần. Vai trò của dòng họ lúc bấy giờ còn chưa được coi trọng, khả năng gắn kết các thành viên trong dòng họ không cao. Sau 1954, cuộc sống người dân có nhiều cải thiện. Từ sau năm 1986, đặc biệt là từ năm 2000 đến nay, Xuân La có nhiều thay đổi, cư dân nơi đây ngày càng đông đúc. Bên cạnh số đông là người định cư nhiều đời còn có một bộ phận mới được chuyển đến.

Vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ tuổi vị thành niên

Gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức trẻ em, đặc biệt là trẻ tuổi vị thành niên. Để trẻ trở thành những công dân tốt, sống có ích cho gia đình và đất nước, điều đầu tiên là do giáo dục gia đình. Phụ huynh cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của gia đình đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ, để quan tâm, quản lý, kiểm soát con em chặt chẽ và kịp thời điều chỉnh, ngăn chặn khi trẻ bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội. Đây là quá trình lâu dài và khó khăn, đòi hỏi gia đình phải phát huy các sức mạnh vốn có của mình, vừa đòi hỏi các thành viên trong gia đình phải góp công sức, vừa là những tấm gương sáng để trẻ noi theo.

Hôn nhân của người Mông Đen ở xã Tà Xùa, Bắc Yên, Sơn La

Tà Xùa là xã vùng cao thuộc huyện Bắc Yên, Sơn La, có diện tích tự nhiênlà 4.138,61 ha, với 501 hộ, 3.049 nhân khẩu, thành phần chủ yếu là dân tộc Mông chiếm 99,57% còn lại là dân tộc Kinh chiếm 0,43%. Người Mông ở Tà Xùa bao gồm các nhóm địa phương Mông Đen, Mông Trắng và Mông Hoa, trong đó nhóm Mông Đen với các dòng họ Mùa, Lù, Phàng, Giàng... chiếm 48,4%,cư trú tập trung tại 4 bản Tà Xùa A, Tà Xùa C, Mống Vàng và Chung Trinh. Do tập quán sống khép kín, kinh tế vẫn mang nặng tính tự cấp tự túc, ít giao lưu, trao đổi với các tộc người khác, nên người Mông nơi đây vẫn còn gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống phong phú và đặc sắc, trong đó có phong tục hôn nhân. Dựa trên tư liệu điền dã, bài viết trình bày các khía cạnh liên quan đến hôn nhân của nhóm Mông Đen, từ đó cho thấy sự khác biệt trong phong tục với các nhóm Mông khác ở huyện Bắc Yên.

Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng

Xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) là một chủ trương lớn của Đảng, lần đầu tiên được đưa ra trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII. Tại Nghị quyết này, vấn đề xây dựng GĐVH đã được đề cập một cách cấp thiết: “Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng GĐVH. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội”.

Mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh trong xã hội hiện nay

Ngày nay, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc, dạy dỗ con cái càng được quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp này sẽ giúp trẻ có một môi trường thuận lợi để phát triển, từ đó, nâng cao thành tích học tập, rèn luyện. Để làm được điều đó, giáo viên và phụ huynh học sinh cần tin tưởng lẫn nhau, tạo cơ hội để trao đổi những nguyên tắc và mục tiêu chung trong giáo dục con cái.

Sự chuyển biến trong hôn nhân của người Tày ở vùng biên huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng

Người Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái và là tộc người có dân số đứng thứ hai tại Việt Nam với 1.626.392 người (1). Họ sinh sống tập trung ở các tỉnh thuộc Đông Bắc và một phần Tây Bắc Việt Nam, trong đó tại tỉnh Cao Bằng có 207.805 người, chiếm 25,2% tổng số người Tày tại Việt Nam. Ở huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, người Tày tự nhận là cư dân tại chỗ với 6.296 người (2), trong đó có 4 xã và 2 thị trấn chung đường biên giới với Trung Quốc, là phạm vi của nghiên cứu này. Họ cộng cư cùng với người Nùng và có mối quan hệ gần gũi với người Choang ở bên kia biên giới Trung Quốc.

Một số vấn đề về thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay

Bình đẳng nam nữ, bình đẳng giới là vấn đề luôn được sự quan tâm của toàn nhân loại, là một mục tiêu quan trọng trong các văn kiện quốc tế về quyền con người, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Do đó, bình đẳng nam nữ trở thành một trong những tiêu chí đánh giá trình độ văn minh, tiến bộ của một quốc gia. Đó là lý tưởng mà nhân loại hướng tới, là cam kết chính trị của nhiều quốc gia và là một trong tám mục tiêu thiên niên kỷ, được Đại hội đồng Liên hợp quốc đề ra vào đầu TK XXI. Ở Việt Nam, sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Việt Nam đã tham gia ký kết và tổ chức triển khai thực hiện các Công ước quốc tế về quyền con người, Tuyên bố thiên niên kỷ, các chiến lược, kế hoạch hành động của Liên hợp quốc và ASEAN về bình đẳng giới và thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ. Vì vậy, bình đẳng giới ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

Tương quan giữa quyền quyết định hôn nhân với sự hài lòng về đời sống hôn nhân trong gia đình

Cùng với sự phát triển của xã hội qua từng thời kỳ, thiết chế hôn nhân cũng không ngừng vận động và biến đổi, trong đó có quyền quyết định và sự hài lòng về đời sống hôn nhân. Bài viết dựa vào kết quả nghiên cứu về đời sống hôn nhân ở xã Hòa Sơn và phường Hòa Quý, Đà Nẵng được thực hiện tháng 5-2016 để tìm hiểu về quyền quyết định hôn nhân và mối tương quan của nó với sự hài lòng về đời sống hôn nhân trong gia đình hiện nay. Cụ thể là xem xét các tiêu chí như: tuổi kết hôn, tôn giáo, trình độ học vấn, ai là người có quyền quyết định hôn nhân, mức độ hài lòng/mức độ hòa hợp hạnh phúc của người trả lời về đời sống hôn nhân của họ... đang có những thay đổi gì trước chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở thành phố Đà Nẵng.