Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Văn hóa > Gia đình

Ph.Ăngghen bàn về sự tác động của xã hội tới gia đình và ý nghĩa với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay

Gia đình là thiết chế xã hội cơ bản, là tế bào của xã hội, do đó tác động đến sự phát triển của xã hội, như Ăngghen đã từng khẳng định “Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” (1). Xã hội muốn phát triển bền vững thì phải xây dựng gia đình lành mạnh. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, xã hội cũng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của gia đình, cả mặt tiêu cực và tích cực. Trở lại với tư tưởng của Ăngghen về sự tác động của xã hội tới gia đình, chúng ta càng thấy rằng, để xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, văn minh hiện nay, không thể không quan tâm đế những vấn đề xã hội.

Một góc nhìn về hôn nhân đa văn hóa Việt - Hàn

Việt Nam là nước có nhiều cô dâu lấy chồng Hàn Quốc nhất (chiếm 30%). Hôn nhân đa văn hóa Việt - Hàn là một phương diện tốt đẹp trong mối quan hệ bang giao hai nước Việt Nam - Hàn Quốc song cũng để lại nhiều hệ lụy cần được nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa.

Chức năng giáo dục của gia đình với sự hình thành nhân cách con trẻ

Gia đình là nền tảng của xã hội, bảo đảm tính ổn định, tạo sự bình yên cho toàn xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách của mỗi người. Đặc biệt, gia đình là nơi đầu tiên, cũng là nơi cuối cùng để thực hiện chức năng về giáo dục đối với con trẻ. Một trong những chức năng cơ bản của gia đình đó là chức năng giáo dục. Bài viết đề cập đến chức năng giáo dục của gia đình đối với con trẻ ở phương diện giáo dục đạo đức, truyền thống văn hóa, giới tính và hướng nghiệp

Một góc nhìn về gia đình và văn hóa gia đình ở nước ta hiện nay

Gia đình là tế bào của xã hội, một nhóm xã hội đặc thù có vai trò cơ sở kiến tạo nên toàn bộ xã hội rộng lớn của cả một cộng đồng người. Quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của hàng triệu gia đình trong cả nước. Thông thường, ở nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao, gia đình là điểm xuất phát và trở về của các chính sách xã hội. Gia đình là môi trường quen thuộc với hầu hết mọi thành viên xã hội. Đó là lĩnh vực mà ai cũng có thể tham gia với tư cách là người trong cuộc. Đó cũng là lĩnh vực tinh tế, phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động.

Tục lệ cưới hỏi truyền thống ở châu Thoát Lãng, tỉnh Lạng Sơn

Trước năm 1945, Thoát Lãng là châu miền núi, có địa hình phức tạp của tỉnh Lạng Sơn, có nhiều tộc người sinh sống như Nùng, Tày, Kinh, Hoa… Các dân tộc thiểu số ở nơi đây đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa tốt đẹp, trong đó có những quy ước liên quan đến cưới hỏi được phản ánh trong hương ước châu Thoát Lãng năm 1942. Hương ước gồm 16 trang, được ghi chép thành 7 mục lớn: tục cheo cưới, tục ở rể, ma chay, các ngày Tết, tế tự, tôn giáo, lệ thưởng - phạt. Theo nội dung ghi ở trang đầu, hương ước tổng Hữu Thu được lập nên để thực hiện “lệnh sức số 558 ngày 6-8-1942 của quan cai trị bản hạt”. Hương ước viết tay và có chữ ký, con dấu của Chánh tổng Hữu Thu. Trong bài viết, chúng tôi sử dụng nguyên văn các thuật ngữ và tên gọi tục lệ theo tư liệu hương ước.

Sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình ven đô hiện nay

Trong hầu hết các gia đình người Việt hiện nay, đều tồn tại ba đến bốn thế hệ sống qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, tạo nên những khác biệt về lối sống. Tại các vùng ven đô, nơi văn hóa đô thị chưa lấn át, văn hóa truyền thống vẫn còn chi phối, sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ diễn ra với tính chất, mức độ đậm nhạt khác nhau so với các gia đình đô thị và gia đình nông thôn. Trên thực tế, gia tăng sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong bối cảnh đô thị hóa, hiện đại hóa hiện nay là xu hướng cần được lưu tâm.

Các giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trong gia đình

   ​​​​​​​Sau nhiều năm đổi mới, Việt Nam đang đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong xu thế phát triển đó, con người được khẳng định vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Trong bối cảnh đó, vai trò của gia đình với việc giáo dục nhân cách con người, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ em là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân đang có những biểu hiện sa sút nghiêm trọng, thì vai trò của gia đình, giáo dục trong gia đình đối với việc hình thành và nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách cũng như bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ bị xâm hại trở nên quan trọng hơn lúc nào hết.

Quan hệ gia đình, dòng họ và sự lựa chọn lối sống trong quá trình đô thị hóa ở Xuân La, Hà Nội

     ​​​​​​​Phường Xuân La thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Trước năm 1945, kinh tế tiểu nông và chế độ xã hội phong kiến - thực dân là cơ sở của văn hóa truyền thống nơi đây. Khi đó, thiếu thốn về vật chất, nghèo nàn về tinh thần. Vai trò của dòng họ lúc bấy giờ còn chưa được coi trọng, khả năng gắn kết các thành viên trong dòng họ không cao. Sau 1954, cuộc sống người dân có nhiều cải thiện. Từ sau năm 1986, đặc biệt là từ năm 2000 đến nay, Xuân La có nhiều thay đổi, cư dân nơi đây ngày càng đông đúc. Bên cạnh số đông là người định cư nhiều đời còn có một bộ phận mới được chuyển đến.