Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Du lịch Bình Thuận: Tiềm năng và cơ hội "cất cánh"

Là địa phương đăng cai nhiều hoạt động nổi bật của Năm Du lịch quốc gia 2023, Bình Thuận đã và đang chứng tỏ được tiềm năng, thế mạnh tạo đà cho du lịch phát triển, phấn đấu trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

ca xèng

Du lịch biển Bình Thuận hấp dẫn du khách - ảnh: Nguyên Trường

 

Tài nguyên du lịch phong phú

Bình Thuận là tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ, cách những trung tâm kinh tế lớn của phía Nam như TP. Vũng Tàu khoảng 120km, TP.Hồ Chí Minh  khoảng 200km, TP. Nha Trang khoảng 250 km và TP. Đà Lạt khoảng 130km. Bình Thuận có nguồn tài nguyên du lịch phong phú gắn với biển, rừng và đảo; có bờ biển dài 192km với nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia như núi Ông, núi  Tà Cú, Khu bảo tồn biển đảo Phú Quý, Khu bảo tồn đa dạng sinh học Cù Lao Câu; có cảnh quan đặc trưng nổi tiếng như đồi cát bay Mũi Né, Bàu Trắng, Mũi Kê Gà; các hồ thác thủy điện, suối khoáng nóng…

Bình Thuận còn có tài nguyên nhân văn đa dạng, nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia nổi tiếng như  tháp Chăm Pô Sah Inư, trường Dục Thanh, dinh Thầy Thím, Cổ Thạch Tự...và có 34 dân tộc sinh sống như  Kinh, Chăm, Hoa Raglai, Cơ Ho...mỗi dân tộc có những nền văn hóa, phong tục tập quán, ngành nghề, lễ hội, lịch sử khác nhau tạo nên một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng.

Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, Bình Thuận được xác định là một trong những địa phương có tiềm năng để đầu tư phát triển thành trung tâm du lịch lớn của cả nước. Năm 2022, toàn tỉnh ước đón khoảng 5.720.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 75.500 lượt; tổng thu từ khách du lịch khoảng 13.680 tỷ đồng, tăng 3,29 lần so với năm 2021. Theo Trung tâm Xúc tiến du lịch Bình Thuận, trong 6 tháng đầu năm 2023, Bình Thuận đón khoảng 4,46 triệu lượt khách (tăng 86,36% so với cùng kỳ năm trước), trong đó có khoảng 134.000 lượt khách quốc tế , doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 10.400 tỷ đồng (tăng gần 70% so với cùng kỳ 2022).

Địa phương phấn đấu đến năm 2025, ngành Du lịch đón 8,9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế từ 10-12%; doanh thu từ du lịch đạt 23.300 tỷ đồng. Du lịch đóng góp vào GRDP của tỉnh đạt 10-11%.

Thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Bình Thuận đã và đang triển khai các giải pháp để phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; đồng thời phát triển du lịch phải gắn liền với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Cơ chế đầu tư thông thoáng

Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành Nghị quyết về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó tỉnh tạo môi trường đầu tư thông thoáng, quan tâm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục, sớm triển khai dự án....Năm 2022, trên địa bàn toàn tỉnh có 383 dự án du lịch còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư 68.831 tỷ đồng; trong đó có 22 dự án đầu tư nước ngoài. Tổng số dự án đã đi vào hoạt động là 188...

Năm 2023, tỉnh tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút và triển khai các dự án du lịch, kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực kinh tế để giữ vai trò định hướng, tạo đột phá phát triển sản phẩm, thị trường du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch cao cấp để thu hút du khách và tăng thời gian lưu trú. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mới, hấp dẫn; đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, hưởng ứng tích cực chương trình kích cầu nội địa, khai thác hiệu quả lợi thế về sản phẩm đặc trưng của địa phương, có chất lượng cao của thương hiệu du lịch Bình Thuận…góp phần phát triển du lịch của tỉnh thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Liên kết các vùng miền

Ông Bùi Thế Nhân - Giám đốc Sở VHTTDL Bình Thuận cho biết: Để phát triển du lịch bền vững trong giai đoạn tới, bên cạnh những giải pháp về phát triển đa dạng các loại hình du lịch, xây dựng hình ảnh điểm đến an toàn thân thiện…, việc hợp tác, liên kết du lịch là một trong những giải pháp quan trọng được tỉnh quan tâm. Bình Thuận tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác liên kết tam giác phát triển du lịch Bình Thuận – TP. HCM - Lâm Đồng. Đồng thời, chủ động tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, TP. HCM, Cần Thơ nhằm nối tour khách quốc tế đến Bình Thuận từ những trung tâm này.

Nhằm tăng cường sự liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương và quảng bá hình ảnh điểm đến “biển xanh - cát trắng - nắng vàng” gắn với sự kiện Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận - Hội tụ xanh”, ngành Du lịch tỉnh đã và sẽ tham gia các sự kiện giới thiệu, xúc tiến du lịch trực tuyến và trực tiếp như: Ngày hội Du lịch TP.HCM 2023, Triển lãm Du lịch quốc tế TP.HCM- ITE HCMC, Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội – VITM, Hội chợ du lịch quốc tế Kotfa Hàn Quốc, Hội chợ du lịch WTM London, Hội chợ ITB Đức….

Thông qua việc tổ chức nhiều hoạt động của Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận- Hội tụ xanh”, Bình Thuận mong muốn sẽ là nơi kết nối và hội tụ giữa các tỉnh trong khu vực lân cận và xa hơn nữa là khu vực phía Bắc và các nước châu Á - Thái Bình Dương, hướng tới mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trên cả nước và các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

ca xèng

Du lịch nghỉ dưỡng Mũi Né - điểm đến ưa thích của nhiều du khách nước ngoài -  ảnh: Nguyên Trường

 

Đa dạng loại hình du lịch

Giai đoạn 2021-2025, Bình Thuận hướng tới trở thành Trung tâm Du lịch - Thể thao biển tầm quốc gia. Theo đó là các loại hình: Du lịch nghỉ dưỡng; du lịch nghỉ dưỡng biển kết hợp thể thao (lướt ván buồm, lướt ván diều, thuyền buồm, dù lượn, golf, thể thao trên cát, mô tô địa hình); du lịch chăm sóc sức khỏe và nghỉ dưỡng; du lịch hội nghị-hội thảo (MICE) kết hợp nghỉ dưỡng (wellness) – hiện tỉnh đang tổ chức cuộc thi “Khát vọng Việt Nam: Đưa Phan Thiết trở thành điểm đến du lịch MICE và Wellness hàng đầu thế giới năm 2045”.

Theo Sở VHTTDL Bình Thuận, tỉnh đang phát triển các dòng sản phẩm du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên, di sản văn hóa và bảo vệ môi trường: du lịch tâm linh, tín ngưỡng thông qua các lễ hội truyền thống; du lịch văn hóa gắn với lễ hội, tham quan và tìm hiểu cuộc sống cộng đồng dân cư, làng nghề truyền thống; du lịch sinh thái rừng-thác-hồ-biển đảo; du lịch chinh phục thiên nhiên; du lịch mạo hiểm “lên rừng xuống biển” và đặc biệt là du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch nông thôn như trải nghiệm hoạt động trồng và sản xuất thanh long ở Hàm Thuận Nam, tham quan nhà vườn tại Đa Kai (Tánh Linh) và Đa Mi (Hàm Thuận Bắc)….

Ngày 31/3/2023, Sở VHTTDL Bình Thuận đã báo cáo UBND tỉnh về Đề án đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đề án nhằm xây dựng hệ thống các loại hình, sản phẩm du lịch của tỉnh Bình Thuận theo hướng chuyên nghiệp, thu hút đầu tư; phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE & Wellness, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái biển, rừng....

Đẩy mạnh quảng bá và tuyên truyền du lịch

Trong năm 2022, Bình Thuận đã đẩy mạnh và áp dụng công nghệ số để quảng bá du lịch như khai trương Cổng Thông tin du lịch thông minh (muinevietnam.vn); Sàn thương mại du lịch (travelbook.vn/binhthuan); ứng dụng Phần mềm GIS du lịch (gisdulich.binhthuan.gov.vn), liên kết website (binhthuan.vietnaminfo.net) du lịch Bình Thuận (Việt-Anh) với các website du lịch trong cả nước. Theo Trung tâm Xúc tiến Du lịch Bình Thuận, du lịch Bình Thuận còn được quảng bá, giới thiệu qua chương trình Du lịch trực tuyến; trang thông tin điện tử: dulichbinhthuan.com.vn, muinetourism.vn; trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Fanpage, Tiktok, Blog...có lượt theo dõi cao.

Năm 2023 tỉnh tiếp tục đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh trong và ngoài nước; tăng cường phát huy hiệu quả hoạt động Cổng thông tin du lịch thông minh, Sàn thương mại điện tử du lịch và nâng cấp website du lịch Bình Thuận (Việt- Anh). Bình Thuận đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động cung cấp cho khách du lịch tại các khu du lịch trọng điểm; 100% các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh được lắp dựng hệ thống mạng internet không dây công cộng; 100% máy tra cứu thông tin du lịch và dịch vụ được lắp tại các khu du lịch trọng điểm, các điểm tham quan du lịch...

Với nhiều giải pháp đồng bộ nêu trên, tin chắc rằng, Du lịch Bình Thuận sẽ có nhiều khởi sắc, đóng góp xứng đáng vào đà tăng trưởng, phục hồi của Du lịch Việt Nam.

 

XUÂN HƯỚNG

;