Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh - di tích nghìn năm tuổi

Nói tới những ngôi chùa cổ xứ Thanh, không thể không nhắc tới chùa sùng Nghiêm Diên Thánh, một di tích lịch sử - văn hóa có niên đại hàng nghìn năm tuổi, nằm trên vùng đất Duy Tinh, xã Văn Lộc (nay thuộc xã Thuần Lộc) (1), huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Duy Tinh là vùng đất có truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều người đỗ đạt, học vị cao. Ngay từ TK XV, Duy Tinh có danh nhân Lê Niệm, văn võ song toàn làm tới chức Thượng thư vào đời vua Lê Thánh Tông, từng tham gia cùng vua viết tập sách Anh hoa hiếu trị. Chùa sùng Nghiêm Diên Thánh là một công trình tiêu biểu, mang đậm yếu tố chính trị, kiến trúc Phật giáo, thể hiện giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Duy Tinh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.

ca xèng

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh - tòa Tam bảo - Ảnh: Xuân Hồng

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh hay còn có tên gọi là chùa Duy Tinh. Xưa kia, Duy Tinh - Chợ Phủ là vùng cư­ dân đông đúc, đồng ruộng màu mỡ. Từ thời Lý - Trần, Duy Tinh là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa (quận lỵ của quận Cửu Chân - Châu Ái ) và là lỵ sở của xứ Thanh tới 391 năm (1009-1400). Sang thời Lê, Duy Tinh là lỵ phủ Hà Trung gồm 4 huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tống Sơn (nay là Hà Trung) và Nga Sơn. Đến năm Minh Mạng thứ 19 (1821) đổi thành lỵ sở của huyện Hậu Lộc. Năm 1984, huyện lỵ Hậu Lộc chuyển đi nơi khác, nhưng vùng Duy Tinh - Chợ Phủ vẫn là một trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại quan trọng của huyện Hậu Lộc và một số xã lân cận thuộc huyện Hoằng Hóa.

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh được khởi dựng không rõ năm nào. Song chỉ biết chùa được sửa lại năm 1118 lưu lại trên tấm bia ghi, do các quan đầu tỉnh là: Lý Thường Kiệt, Chu Công được coi giữ trấn Thanh Hóa này và đã từng cho sửa chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (theo nội dung văn bia tại chùa). Những năm cuối TK XI, Thái úy Lý Thường Kiệt trấn thủ Thanh Hóa 19 năm (từ 1082-1101), đặt lỵ sở tại Duy Tinh, ông đã cho xây đồn đắp lũy để bảo vệ cửa biển Linh Trường, lúc bấy giờ là một thương cảng lớn của Châu Ái từ đầu công nguyên (nay là Lạch Trường). 15 năm sau, ông Chu Công được đảm nhận trọng trách coi giữ trấn Thanh Hóa và tiếp tục cho sửa chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh.

Nhà nghiên cứu Phạm Văn Tuấn - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thanh Hóa cho biết, trong cuốn Chùa xứ Thanh, tập 3, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh được khởi dựng trên nền một ngôi chùa cổ đã đổ nát vào khoảng năm 1116. Ông đã viện dẫn “Sự kiện tháng hai năm Bính Thân, niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ 7 (tức tháng 3-1116) Vua Lý Nhân Tông đi tuần phương Nam, xa giá dừng chân ở trị sở Châu Ái. Nhân dịp ấy Tri Thanh Hóa quân sự họ Chu (tức Chu Công) bàn với các thuộc viên và phụ lão ở địa phương muốn làm việc công đức để báo ơn vua, chúc quốc vận trường tồn. Họ Chu bèn giao cho huyện lệnh là Lê Chiếu dựng lại ngôi chùa trên nền một ngôi chùa cổ đã đổ nát” (2).

Trong cuốn Từ điển di tích văn hóa Việt Nam có ghi: “Chùa có từ lâu, trước đời Lý. Vua Lý Nhân Tông đi tuần phương Nam, xa giá dừng ở trị sở Châu Ái (Thanh Hóa) rồi trở về... để báo ơn vua, chúc quốc vận trường tồn, Thông phán Chu Công (người được vua nhà Lý cử trấn giữ, cai quản Thanh Hóa) bàn giao cho huyện lệnh là Lê Chiếu dựng lại ngôi chùa cổ đã đổ nát. Dân bản huyện góp lương, góp sức, san gò, lấp trũng, thợ mộc, thợ nề, gắng sức trong 2 năm dựng xong chùa vào cuối năm Mậu Tuất (1118) (Hội Tường Đại Khánh 9) . Quy mô kiến trúc to lớn, xây dựng chạm trổ công phu… Qua các triều đại tiếp theo, Chùa là thiền viện có danh tiếng ở Châu Ái” (3).

Dựa trên những thông tin, những căn cứ khoa học vừa nêu, chúng ta đã thấy được giá trị lịch sử tồn tại của ngôi chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh cùng với sự phát triển của nhân vật, sự kiện và vùng đất Duy Tinh trong trang sử hào hùng của dân tộc. Giá trị ấy cần phải được bảo tồn và phát huy.

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là một di tích lịch sử - văn hóa, một di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc hệ thống các di tích kiến trúc, nghệ thuật thời đầu tự chủ và các thời kỳ sau này của đất nước ta. Đây là ngôi chùa cổ có từ thời Lý còn lại đến ngày nay, đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1990. Ngôi chùa được học giả Hoàng Xuân Hãn công bố trên sách viết về Lý Thường Kiệt, tấm bia và nhiều hiện vật thời Lý còn lại ở chùa từ năm 1943. Tiếp sau đó, nhiều đoàn cán bộ khoa học, văn hóa nghệ thuật và các đoàn nghiên cứu khoa học của quốc tế như Mỹ, Nhật... đã đến tìm hiểu nghiên cứu. Tại chùa, hiện nay còn nhiều hiện vật quý thuộc về thời Lý mà các di tích khác cùng thời không có như:

 Trên tấm bia dựng năm 1118 cao 2,2m, rộng 1,22m, trang trí đẹp kiểu rồng xoắn, viền hoa cúc dây. Mặt bia có 36 dòng, khoảng 2.400 chữ Hán. Nội dung chia làm 4 phần: trình bày sơ qua về đạo Phật; nói về thân thế ông Chu Nguyên Hạo (Chu Công) là ng­ ười khởi x­ ướng sửa sang lại chùa; nói về lý do dựng chùa, ca ngợi cảnh trí ngôi chùa khi mới xây dựng xong; một bài minh họa 84 câu. Đây là một di tích, một hiện vật gốc, một tài liệu khoa học vô giá giúp chúng ta có thêm nhiều tư liệu để nghiên cứu tìm hiểu về sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thời Lý cũng như tình hình chính trị, xã hội, kinh tế, phong tục, kiến trúc nghệ thuật...

Và đặc biệt, ba bệ tượng bằng đá xanh có niên đại thời Lý là ba tác phẩm điêu khắc đá quý hiếm còn sót lại. Mỗi bệ là một tòa sen cách điệu có nhiều cánh viền quanh cân xứng được đặt phía trên con sư tử, biểu hiện sức mạnh đội cả bầu trời, mà trong các hình tượng Phật giáo thời Lý - Trần hay thể hiện.

Rồng thời Lý trên bậc đá của chùa là những yếu tố gốc, tuy bậc đá thời Lý không còn được sử dụng nhưng hình rồng vẫn còn được giữ nguyên trong trang trí mặt trước ở bậc tam cấp khu chính điện. Đây cũng là nét trang trí nghệ thuật tiêu biểu trên đá của các ngôi chùa thời Lý. Ngoài ra, còn có đầu rồng, đầu phượng bằng đất nung từ thời Trần, “là một chứng tích ghi nhận sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc của nhiều thời kỳ cùng tồn tại trên một di tích” (4). Các hiện vật quý này đều tình cờ được phát lộ khi nhà chùa đang làm vườn, đào móng để xây cất các công trình phụ cận trong khu vườn chùa và được nhà chùa cất giữ bảo quản.

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh còn có khá nhiều những công trình kiến trúc và các di vật cổ quý hiếm, thể hiện khả năng khoa học vượt trội về tổ chức không gian chặt chẽ, theo kinh nghiệm phương Đông và trình độ trong kỹ thuật tạo tác của người xưa để lại cho đến hôm nay. Đặc biệt, trong khu chùa chính, theo vòng quay của chữ Vạn là cầu mong sự tịnh tiến về thiện căn, nên phật tử thường vào lễ Phật từ cửa bên trái tiền đường và tiếp cận bàn thờ Đức Ông trước. Ở đây ng­ ười ta trình báo mọi việc tr­ ước khi vào lễ chính thức nơi bàn thờ Phật (Khu chính điện Tam Bảo), vì Đức Ông đã cứu giúp nhiều người nghèo khổ. Sau khi được nghe Phật giảng đạo mà giác ngộ, ông đã mua cảnh vườn Sroovasti để dâng lên Đức Phật và giáo hội. Đức Ông đã được Phật thọ ký cho quả bồ đề vô lượng, có trách nhiệm cai quản mọi cảnh chùa - Hình tượng Đức Ông đã được người Việt thể hiện như một ông quan mặt đỏ râu dài, đặt ban thờ riêng.

Về lễ hội, hằng năm, từ mồng 8 đến mồng 10-2 (âm lịch), tại chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh thường diễn ra lễ hội khá quy mô và trang trọng, thu hút nhiều du khách. Trước ngày lễ hội, nhân dân chuẩn bị dựng rạp, kiệu, cáng, quần áo, mũ. Nhà chùa chuẩn bị đúc oản, đồ lễ, làm bánh... Phần lễ, được tổ chức với các nội dung khai hội, rước kiệu, tế lễ. Phần hội, tổ chức các trò chơi truyền thống như: cờ người, bài điếm, kéo co, nấu cơm thi, chạy thẻ, chọi gà... Bên cạnh đó là các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục - thể thao thu hút đông đảo người dân trong vùng và du khách thập phương.

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là một di tích lịch sử - văn hóa, một di tích kiến trúc nghệ thuật vô giá và là một danh lam thắng cảnh đẹp của vùng đất xứ Thanh, đáng được quan tâm trân trọng và cần được giữ gìn, bảo tồn phát huy giá trị vô giá ấy.

Do biến động của lịch sử, chùa bị đổ nát. Sau đó, chùa được các nhà sư và nhân dân quanh vùng sửa chữa lại với quy mô nhỏ, diện tích chùa bị thu hẹp. Chùa được tu bổ tôn tạo lớn như hiện nay từ năm 1997-1998: tòa gác chuông, trung đường; năm 2001: tòa tiền đường; năm 2005: nhà tổ được tu bổ; năm 2010: tu bổ tam quan, cảnh quan khu hồ sen, cầu đá…

Với từ những giá trị lịch sử - văn hóa, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh luôn được Bộ VHTTDL chỉ đạo, hướng dẫn về nhiều mặt, UBND tỉnh Thanh Hóa quan tâm đầu tư tu bổ, để bảo đảm cho di tích được bảo tồn phát huy giá trị, là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn.

_____________________

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16-10-2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (có hiệu lực từ ngày 1-12-2019). Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Văn Lộc vào xã Thuần Lộc.

2. Phạm Văn Tuấn, Chùa Linh Xứng trong thư tịch cổ và sự phát triển của các ngôi chùa thờ Phật thời Lý trên đất Thanh Hóa, Chùa xứ Thanh, tập 3, Nxb Thanh Hóa, 2016, tr.225-226.

3, 4. Phạm Tấn, Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, Chùa xứ Thanh, tập 1, Nxb Thanh Hóa, 2016, tr. 204, 208.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Văn hóa - Thông tin, Các hiến chương quốc tế về bảo tồn và trùng tu, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2004.

2. Đặng Văn Bài, Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam, Tạp chí Di sản văn hóa, số 2 (23), 2008.

3. Trần Lâm Biền, Trang trí trong Mỹ thuật truyền thống của người Việt, Nxb Văn hóa dân tộc - Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội, 2001.

4. ICOMOS (Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế), Lịch sử bảo tồn kiến trúc, Jukka Jokilehto, Bản dịch của Viện Tu bổ Di tích, Bộ VHTTDL, 2009.

TS NGUYỄN XUÂN HỒNG

Nguồn: Tạp chí VHNT số 500, tháng 6-2022

;