Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa và nguyên tắc tối ưu hóa các nguồn lực trong phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu đời với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trước khi bản Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời vào năm 1943, nước ta chưa có một văn bản nào bao quát một cách chính xác về con đường phát triển nền văn hóa nước nhà. Vì vậy, Đề cương tuy ngắn gọn nhưng rõ ràng và có tính khái quát cao đã trở thành nền tảng lý luận vững chắc để sự nghiệp phát triển văn hóa mới của nước ta đi theo một định hướng xuyên suốt với những nguyên tắc: đại chúng hóa, dân tộc hóa, khoa học hóa. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, khi đội ngũ văn nghệ sĩ, những người làm văn hóa đang đối mặt với nhiều bế tắc.

“Đề cương về văn hóa Việt Nam” 1943 - khởi nguồn của khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: “Những bài học sâu sắc đặt ra sau 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam cho chúng ta niềm tin vững chắc rằng, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc sẽ là nguồn động lực lớn lao để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục đoàn kết một lòng, ra sức cống hiến trí tuệ, tài năng, đưa dân tộc ta đến những thắng lợi vẻ vang”.

“Đề cương về văn hóa Việt Nam” 1943 - Nền tảng lý luận và động lực phát triển văn hóa, con người Việt Nam

LTS: Hội thảo Khoa học cấp quốc gia “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển” do Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp tổ chức sáng nay 27-2-2023 tại Hà Nội. Tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình bày Báo cáo trung tâm với tựa đề: “Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 - Nền tảng lý luận và động lực phát triển văn hóa, con người Việt Nam”. Tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ thuật trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo trung tâm của Bộ trưởng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Vấn đề văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn có một vị trí hết sức quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là điểm hội tụ những giá trị cao đẹp nhất trong lịch sử hàng ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam, cũng là điển hình của sự kết hợp hài hòa giữa giá trị văn hóa dân tộc với tinh hoa của nhiều dòng văn hóa Đông - Tây. Những quan điểm của Người về văn hóa đã góp phần vào sự tiến bộ và phát triển nền văn minh của nhân loại, đồng thời là kim chỉ nam để Đảng ta hoạch định đường lối, chính sách phát triển văn hóa qua các giai đoạn xây dựng đất nước.

Văn học dân tộc thời hiện đại chuyển động dưới ánh sáng của "Đề cương về văn hóa Việt Nam" 1943

Bản Đề cương về văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư - soạn thảo được Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua tháng 2-1943, đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong, số 1 (cơ quan vận động văn hóa mới thuộc Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam xuất bản) ra ngày 10-11-1945. 80 năm (1943-2023), ánh sáng dẫn đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn phát tỏa những giá trị cốt tủy từ phương diện lý luận và thực tiễn - theo quan điểm mác-xít, về vai trò của văn hóa trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và kiến quốc thời đại Hồ Chí Minh.

"Đề cương về văn hóa Việt Nam" 1943 - động lực cho phát triển văn hóa hôm nay

Trong những ngày đầu xuân mới này, chúng ta cùng ôn lại sự kiện 80 năm ra đời của Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - cương lĩnh đầu tiên về văn hóa của Đảng ta do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo, mà những giá trị về lý luận và thực tiễn của nó cho đến nay vẫn còn vẹn nguyên tính thời sự và là động lực cơ bản cho phát triển văn hóa trong bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng.