Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Nét đặc sắc của pho tượng Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc

Thời Lê Trung hưng (1533-1789), hai thế lực song hành là vua Lê, chúa Trịnh một lòng hướng Phật. Theo đó, nhiều công trình mỹ thuật Phật giáo ra đời. Đây được coi là thời kỳ phục hưng của nghệ thuật dân tộc lần thứ hai, sau thời Lý (1009-1225). Giai đoạn này cũng đánh dấu thời kỳ phát triển huy hoàng của loại hình điêu khắc chân dung nhân vật, những người có công đóng góp tiền của xây dựng đền, chùa, làm việc phúc đức, được ghi nhận, tạc tượng thờ. Tượng Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (1) là đại diện xuất sắc cho nghệ thuật tạo tượng chân dung Việt Nam TK XVII.

Sức mạnh dân tộc thể hiện trong nghệ thuật của Lê Bá Đảng

Họa sĩ Việt kiều Lê Bá Đảng (1) một họa sĩ nổi danh khắp châu Âu trong nửa sau của TK XX. Nghệ thuật của Lê Bá Đảng thể hiện thân phận bi hùng của ông gắn liền với dân tộc, quê hương Việt Nam. Mặc dù phải mưu sinh bằng chính các tác phẩm của mình nhưng ông luôn giành một khoảng thời gian không nhỏ để sáng tạo các tác phẩm về chủ đề Tổ quốc, dân tộc.

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ

Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ Quan Âm lưu truyền và phát triển rộng trong dân gian. Đức Quan Âm thường được dân gian xưng tụng là “mẹ hiền Quán Thế Âm”. Ở nhiều địa phương, chúng dân cũng thường gọi các pho tượng Quan âm là Phật bà Quan Âm. Pho tượng Quan Âm chùa Hội Hạ được dân địa phương gọi là Phật bà Quan Âm nhiều tay (1).

Cánh cửa chạm rồng chùa Keo

Từ năm 2012 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ký và ban hành tám Quyết định công nhận 191 Bảo vật quốc gia, hiện được lưu giữ ở một số bảo tàng, cơ sở thờ tự trong cả nước. Riêng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (BTMTVN) hiện là nơi bảo quản và trưng bày 9 Bảo vật, bao gồm 3 công trình chạm khắc và điêu khắc tượng cổ và 6 tác phẩm hội họa hiện đại. Những khảo cứu ban đầu, công phu và nhiều phát hiện mới về 3 bảo vật mỹ thuật cổ tại BTMTVN sẽ lần lượt được giới thiệu trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, cung cấp đến bạn đọc một nguồn thông tin tham khảo giá trị. Hy vọng rằng, các bài viết này, với những phân tích và luận giải về giá trị thẩm mỹ của các công trình được tạo dựng từ tín điều của người xưa vào những biểu tượng thiêng liêng của tôn giáo cũng như của nhân cách người Việt, sẽ gợi mở nhiều suy ngẫm mới và khuyến khích những khảo cứu sâu rộng hơn nữa về kho báu mỹ thuật của dân tộc.

Chạm khắc đình làng - nguồn tài liệu quý về xã hội học

LTS: Nghiên cứu mỹ thuật cổ Việt Nam luôn là một thử thách lớn nhưng vô cùng hấp dẫn. Nhiều nhà nghiên cứu chuyên sâu và cả những người mới bước chân vào thử thách này đều mong muốn có thể đưa ra các kiến giải mới, trên nền tảng những quan điểm chung tưởng đã định hình. Trong bài viết dưới đây gửi đến Ban biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, tác giả Nguyễn Thành Long có mong muốn được đóng góp các “quan điểm sơ khai” của anh sau rất nhiều chuyến đi điền dã khảo cứu đình làng Bắc Bộ. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đăng tải bài viết này và hy vọng sẽ nhận được trao đổi từ các nhà nghiên cứu khác có chung mối quan tâm đến mỹ thuật cổ Việt Nam.

Tiếp nhận tác phẩm nhiếp ảnh từ nền tảng văn hóa

Đứng trước một tác phẩm nhiếp ảnh, người ta thường tự đặt cho mình câu hỏi: “Bức ảnh nói về cái gì?”; nhưng để khám phá chiều sâu của bức ảnh thì cần thêm câu hỏi: “Làm thế nào để có thể hiểu được một cách sâu sắc về một bức ảnh?”. Câu hỏi thứ nhất hướng tới nội dung của bức ảnh (khoảnh khắc nào đó của sự vật, hiện tượng, con người, hay cuộc sống... được nhiếp ảnh gia ghi lại). Câu hỏi thứ hai đề cập đến 2 đối tượng: một là bản thân tác phẩm nhiếp ảnh chứa đựng nhiều lớp nghĩa, thông tin; hai là người tiếp nhận cần có nền tảng kiến thức nhất định để có thể hiểu sâu được tác phẩm. Trong bài viết này, chúng tôi muốn hướng tới một nền tảng vừa có tính định hướng, vừa như một công cụ hữu hiệu trên hành trình khám phá chiều sâu của tác phẩm nhiếp ảnh, đó là nền tảng văn hóa.

Pho tượng ở đền Bạch Mã, Hà Nội

Đền Bạch Mã, xưa thuộc địa phận phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên, nay thuộc khu vực phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trong đền hiện còn pho tượng thờ bằng gỗ, được đặt ở chính giữa hậu cung. Pho tượng này gắn liền với một số giả thuyết trái ngược nhau trong nhiều nguồn sử liệu. Thông qua các khảo cứu, phân tích ban đầu về lai lịch và nghệ thuật tạo hình bức tượng, bài viết này mong góp một minh giải.

Sức sống của con tem

Xuất phát từ chức năng là phương tiện thanh toán cước phí, phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin và giao lưu tình cảm của con người, từ rất lâu đời, đã có hoạt động tem Bưu chính. Tem cũng như tiền, luôn mang trên mình hình ảnh của mỗi quốc gia với những đặc trưng văn hóa và bản sắc đậm nét. Tem thư còn là một tác phẩm nghệ thuật thu nhỏ, một tấm bưu thiếp để quảng bá hình ảnh đất nước và con người của mỗi quốc gia.

Gallery và thị trường tranh ở Việt Nam

Đầu TK XX, ở Việt Nam, thị trường tác phẩm mỹ thuật sơ khởi xuất hiện ngay sau thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Khi đó, một số tác phẩm mỹ thuật được trưng bày trong những gian hàng liền kề với sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các trường dạy nghề mỹ nghệ và mỹ thuật, ở Biên Hòa, Gia Định, Hà Nội, trong các cuộc đấu xảo do chính quyền thuộc địa tổ chức trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, phải tới những năm cuối TK XX, từ gallery/ phòng tranh, chỉ nơi bày bán các sáng tác mỹ thuật, chính thức xuất hiện trên các bảng hiệu và trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam.

Tiếp cận màu sắc trong tranh con giáp của Nguyễn Tư Nghiêm từ góc độ ký hiệu học

Từ quan điểm của ký hiệu học, tác phẩm nghệ thuật được xem như một hệ thống được xây dựng bởi vô vàn những ký hiệu, dựa trên đặc điểm, nguyên lý sáng tác riêng của từng loại hình. Ở thể loại hội họa, ký hiệu trong một bức tranh thường tồn tại ở dạng đường nét, màu sắc, không gian, các mảng hình đậm, nhạt, chất liệu, cách thức trưng bày hoặc những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng được đan cài một cách có chủ đích... Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, góp phần tạo nên chiều sâu nội dung cho tác phẩm, kích thích liên tưởng nơi người xem.

Tạo lập văn hóa xem tranh trong cộng đồng

Xem tranh và nhu cầu thưởng thức tác phẩm mỹ thuật ở bảo tàng, gallery... không chỉ là món ăn tinh thần, giải trí hiệu quả mà còn là tìm kiếm những cơ hội học tập, khám phá hoặc trải nghiệm những điều bổ ích và thú vị. Hoạt động xem tranh có thể được coi là kết quả của một chuỗi hoạt động của nhiều chủ thể và khách thể khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, tôi xin được luận bàn đôi điều về văn hóa xem tranh nhìn từ giác độ nhu cầu thưởng thức tác phẩm mỹ thuật, một yếu tố quan trọng trong việc góp phần xây dựng thị trường nghệ thuật này.