Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Đôi nét về một chặng đường của Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật

ca xèng

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho TS, VS Hồ Sĩ Vịnh (tháng 4-2009) - Ảnh: Phạm Lự

Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật là cơ quan nghiên cứu văn hóa nghệ thuật được thành lập theo quyết định số 64/VHQĐ ngày 10-3-1973 của Bộ Văn hóa, trực thuộc Viện Nghệ thuật do Thứ trưởng Hà Xuân Trường kiêm Viện trưởng.

Đến năm 1984, sau khi giải thể Viện Nghệ thuật, Tạp chí được Bộ Văn hóa xếp là cơ quan nghiên cứu lý luận thuộc khối hành chính sự nghiệp, trực thuộc Bộ. Năm 1988, do tình hình sắp xếp lại tổ chức, Tạp chí lại trở thành đơn vị cấp 3, trực thuộc Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, vẫn là đơn vị thuộc khối hành chính sự nghiệp.

Sau thời gian 5 năm từ 1988 đến 1993, Tạp chí nằm dưới sự điều phối của Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam như 4 viện chuyên ngành khác. Được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ và cơ quan hữu quan đến công tác nghiên cứu lý luận văn hóa nghệ thuật dân tộc; thể theo yêu cầu của độc giả trong cả nước; căn cứ năng lực của Ban biên tập và đội ngũ làm tạp chí, ngày 2-4-1993, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Trần Hoàn ký quyết định số 339/VH-QĐ đổi tên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật thành Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, ra bộ mới 12 số một năm, là cơ quan cấp 2 trực thuộc Bộ, có con dấu và tài khoản riêng.

Theo quyết định này, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật là cơ quan hành chính sự nghiệp có thu... Về chức năng: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật là nơi đăng tải công trình của các nhà nghiên cứu trong cả nước; là cơ quan thông tin lý luận văn hóa, nghệ thuật của Bộ Văn hóa - Thông tin. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật đăng tải những bài báo khoa học được tính điểm cho các nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ trong nước. Đối tượng của tạp chí chủ yếu là những nhà nghiên cứu, những văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hóa và những người yêu nghệ thuật có trình độ tương đương đại học trở lên, là diễn đàn của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Thực chất tạp chí làm nhiệm vụ nghiên cứu, các nhà báo của tạp chí đều là nhà nghiên cứu có học hàm học vị, trong số nhân sự lúc đó có 8 người là giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ. Tạp chí được coi là trung tâm ứng dụng những vấn đề về học thuật đang đặt ra trong đời sống xã hội và đời sống văn hóa.

Tạp chí đã xuất bản nhiều chuyên đề văn hóa học của các vùng văn hóa, cũng như nhiều công trình có giá trị như Tìm về bản sắc dân tộc của văn hóa, Văn hóa vì con người, Đường vào văn hóa, Văn hóa Việt Nam - một chặng đường… Đã nhiều thập kỷ, Tạp chí có mặt ở bốn trung tâm văn hóa thế giới: Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu và Đông Nam Á.

ca xèng

Một số đầu sách của TS, VS Hồ Sĩ Vịnh

Sau đây là những cộng tác viên khoa học chủ chốt của Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật trong suốt thời gian từ năm 1973 cho tới những năm tôi làm Tổng Biên tập (1986-1996) theo các loại hình chuyên môn, bao gồm cả ban lãnh đạo các niên khóa (Tổng Biên tập: Trần Đình Thọ, về sau là các Tổng Biên tập: Nguyễn Chí Bền, Phạm Vũ Dũng; Phó Tổng Biên tập Trần Tuy; biên tập viên: Từ Chi, Thụy Loan, Thu Huệ...) cơ bản được ghi lại trong tuyển tập Văn hóa Việt Nam - một chặng đường (1994) do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật ấn hành.

Về các nhà lãnh đạo, lý luận, văn nghệ và văn học hiện đại: Nguyễn Đức Bình, Trần Hoàn, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Tạ Quang Bửu, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nguyễn Khoa Điềm, Huỳnh Khái Vinh, Hoài Lam, Hoàng Ngọc Hiến, Trần Văn Bính, Phan Ngọc, Nguyễn Đình Chú, Ngô Thảo, Trần Đình Thọ, Nguyễn Phúc, Nguyễn Chí Bền, Lại Nguyên Ân, Đỗ Văn Khang, Phương Lựu, Trần Đô, Lê Anh Trà, Hồ Tôn Trinh, Trường Lưu, Thu Huệ, Phan Hồng Giang, Phong Lê, Đặng Việt Bích, Phan Oanh.

Về âm nhạc: Các nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Thụy Loan, Tú Ngọc, Dương Viết Á, Vũ Nhật Thăng, Nguyễn Đình San, Hoàng Minh Thế, Trần Văn Khê và một số Việt kiều yêu nước, tài năng, có trình độ chuyên sâu và học vấn cao...

Về sân khấu: Hoàng Châu Ký, Hoàng Chương, Nguyễn Đức Lộc, Đình Quang, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thị Minh Thái.

Về điện ảnh: Trịnh Mai Diêm, Bùi Đình Hạc, Ngô Phương Lan, Phạm Vũ Dũng.

Về mỹ thuật: Trần Đình Thọ, Trần Tuy, Nguyễn Từ Chi, Trần Quang Vinh.

Ngoài ra, Tạp chí còn có những bộ phận phụ trách trình bày, minh họa, ấn hành tài hoa, tay nghề lịch lãm, có thị hiếu và phông văn hóa mang tính dân tộc nhưng vẫn thức thời... giúp tôn vinh những nội dung mang đậm chất dân tộc và hiện đại.

Hà Nội, tháng 8 năm 2023

TS, VS HỒ SĨ VỊNH

Nguồn: Tạp chí VHNT số 548, tháng 10-2023

;