Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Văn hóa > Di sản

Biến đổi không gian diễn xướng tại làng xoan An Thái

An Thái là một làng xoan cổ thuộc xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Hát xoan nơi đây được diễn xướng vào mùa xuân, với mong muốn có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân làng khi bước vào năm mới. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, UBND tỉnh Phú Thọ, Viện âm nhạc…, hát xoan làng An Thái ngày càng phát triển về số lượng hội viên và chất lượng nghệ thuật. Tuy nhiên, trong đời sống hiện nay, không gian trình diễn của loại hình diễn xướng dân gian độc đáo này đã ít nhiều có sự thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di sản.

Tranh dân gian Đông Hồ tiếp cận từ góc độ vùng văn hóa

Tranh dân gian Đông Hồ được coi là một trong những sản phẩm văn hóa tiêu biểu đại diện cho nền văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam, không chỉ có vai trò là vật phẩm trang trí ngôi nhà vào dịp Tết cổ truyền, mà còn thể hiện tín ngưỡng, phong tục, tính cách và khí chất, cùng những ước vọng của con người Việt Nam. Trong suốt một thời gian dài, tranh Tết dân gian Đông Hồ dường như bị rơi vào quên lãng, nhưng bằng nỗ lực của Chính phủ, các nghệ nhân, nhà nghiên cứu và học giả, đến năm 2013, tranh dân gian Đông Hồ được đưa vào Danh mục Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Từ đó đến nay, tranh Đông Hồ lại được thổi một luồng gió mới, làm sống dậy những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Với sự quan tâm đặc biệt của các học giả, tranh Đông Hồ được nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau như: lịch sử hình thành, tính mỹ thuật, phong tục, nội hàm văn hóa và các giá trị văn hóa, thực trạng và giải pháp để tranh Đông Hồ được hồi sinh.

Lễ hội đền Vua Mai

Lễ hội đền Vua Mai (Mai Thúc Loan) tại Khu di tích lịch sử quốc gia Vua Mai Hắc Đế tại thị trấn Nam Đàn, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là lễ hội mang dấu ấn văn hóa xứ Nghệ, thể hiện lòng tự tôn dân tộc hàng trăm năm sau trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa. Lễ hội đền Vua Mai góp phần gắn kết các thành viên cộng đồng, là môi trường cộng cảm sâu sắc có tác động đến đời sống tình cảm, góp phần xây dựng tính cách và tâm hồn người dân xứ Nghệ, tâm hồn người Việt Nam “trọng nghĩa trọng tình” và giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Một số đặc điểm của lễ hội truyền thống ở Bắc Ninh hiện nay

Bắc Ninh là một trong những tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất cả nước, nhưng hiện có tới 547 lễ hội. Số lượng lễ hội trên phân bố dày đặc và đều khắp ở các huyện và thành phố trong tỉnh. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, lễ hội ở Bắc Ninh có những giá trị độc đáo, gắn với lịch sử, vị trí, đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo của vùng đất.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa rối cạn của người Tày ở Thái Nguyên

Múa rối là loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian hết sức độc đáo của các dân tộc Việt Nam, trong đó, người Việt biểu diễn với hai hình thức là rối nước và rối cạn, còn các dân tộc thiểu số chỉ có múa rối cạn. Rối cạn của người Tày ở Thái Nguyên là rối que - một loại hình di sản văn hóa vừa có giá trị lịch sử tộc người, vừa mang giá trị tâm linh của dòng họ Ma Quang. Tuy cuộc sống của đồng bào Tày đã có nhiều thay đổi do quá trình cận cư với người Việt nhưng giá trị di sản văn hóa truyền thống múa rối cạn của họ vẫn được bảo lưu trong xã hội đương đại.

Hệ thống di tích thờ Ngô Quyền trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích thờ Ngô Quyền, theo thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tính đến năm 2019 có 17 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 14 di tích xếp hạng cấp thành phố và một số di tích chưa được xếp hạng. Các di tích thờ tự Ngô Quyền tại Hải Phòng phong phú và đa dạng như: đền, từ, miếu, đình, chùa. Trong số loại hình di tích trên, hệ thống đình là phổ biến nhất, qua đó khẳng định vai trò, vị trí của Ngô Quyền đối với đời sống văn hóa của người dân Hải Phòng. Các di tích thờ tự Ngô Quyền tại Hải Phòng mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, là không gian lưu giữ và tái hiện những di sản văn hóa của dân tộc. Cùng với sự phát triển và biến đổi nhiều mặt của xã hội nên việc trùng tu, bảo tồn và tôn tạo những giá trị quần thể các di tích trên là vấn đề cần thiết, quan trọng hiện nay.

Giữ gìn, phát huy truyền thống thờ cúng anh hùng dân tộc và những người có công với đất nước

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, các loại hình tín ngưỡng truyền thống đã chiếm một vị trí quan trọng và để lại dấu ấn không nhỏ trong đời sống xã hội và con người Việt Nam. Nó bảo lưu được các giá trị truyền thống của cha ông, gắn kết, củng cố tính cộng đồng và góp phần thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần, nâng cao giá trị đạo đức, lối sống của người Việt. Trong các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là truyền thống tốt đẹp được người dân gìn giữ cho đến ngày nay.

Thờ cúng Hùng Vương - tín ngưỡng văn hóa của nhân loại

Thờ cúng Hùng Vương gắn liền với truyền thống thờ tổ tiên của người Việt Nam, là một tín ngưỡng văn hóa tâm linh tồn tại từ lâu đời. Nó xuất hiện ở Việt Nam trước những tôn giáo khác như: đạo Lão, đạo Khổng, Phật giáo, Thiên Chúa giáo và các tôn giáo khác. Ngay từ khi nhà nước Văn Lang do Vua Hùng sáng lập, những tín ngưỡng sơ khai thờ cúng tổ tiên của cư dân Việt - Mường đã xuất hiện - thể hiện sự nối kết tâm thức tri ân lớp người khai sáng cho gia đình, dòng tộc và cao hơn cả là tri ân những người có công khai phá, tạo lập cộng đồng, vượt qua mọi thử thách của tự nhiên khắc nghiệt và các thế lực ngoại xâm, đặt nền móng cho sự liên kết sức mạnh cộng đồng, vươn tới đỉnh cao là ý thức tự hào và tâm nguyện củng cố, bảo vệ một quốc gia, một dân tộc.

Công ước 2005 và chính sách bảo vệ, phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa ở Việt Nam

Việt Nam là một trong 146 quốc gia phê chuẩn Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa. Công ước là yếu tố nền tảng để Việt Nam thúc đẩy và cụ thể hóa chính sách kinh tế, xã hội trong văn hóa. Các chính sách văn hóa của Việt Nam đều hướng đến việc hoàn thiện thị trường văn hóa; chú ý đến nhu cầu sáng tạo, thưởng thức văn hóa của nhân dân; nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa; đặc biệt phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH). Việc hoạch định và thực thi các chính sách bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được một số thành tựu quan trọng.

Đặc điểm và những giá trị tiêu biểu của dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh

Ví, giặm được hình thành, phát triển trong lao động và đời sống của người dân Nghệ - Tĩnh, đã được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2014. Những ca từ, giai điệu mộc mạc, dân dã được thể hiện trong ngữ âm, xứ Nghệ đã làm nên chất riêng của dân ca ví, giặm thắm đượm tình yêu quê hương, đất nước, con người và tình yêu đôi lứa, góp phần gìn giữ các tập tục, truyền thống tốt đẹp trong ứng xử xã hội ở làng xã.

Bảo vệ và phát huy nghệ thuật xòe Thái

Ngày 15-12-2021, tại kỳ họp thứ 16 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), hồ sơ Nghệ thuật xòe Thái của Việt Nam đã được ghi danh là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghệ thuật xòe Thái được vinh danh bởi những giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa tộc người, thậm chí là bản sắc văn hóa xuyên quốc gia nhưng chỉ ở Việt Nam, nghệ thuật này mới được lan tỏa, tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, góp phần bảo vệ chủ quyền của đất nước ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Mặt khác, Nghệ thuật xòe Thái được ghi danh cũng đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để bảo vệ và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật này trong cộng đồng, trong đời sống đương đại

Một số biến đổi văn hóa tại các làng Xoan gốc - Nghiên cứu trường hợp làng Xoan Phù Đức và An Thái

Biến đổi văn hóa là một quy luật tất yếu trong đời sống con người. Theo dòng chảy của thời gian, tất cả các thay đổi về cơ sở hạ tầng sẽ ảnh hưởng, tác động dẫn đến biến đổi của cơ sở thượng tầng trong đời sống con người. Các yếu tố như phương thức sản xuất kinh tế, tập quán… thay đổi, tác động mạnh mẽ vào đời sống tinh thần của con người, dẫn đến có ít nhiều sự biến đổi so với cái cũ, cái ban đầu. Hát Xoan là Di sản văn hóa đại diện cho nhân loại, tuy nhiên trước bối cảnh xã hội có sự thay đổi về nhiều mặt, hát Xoan đã có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn. Các làng Xoan gốc như Phù Đức hay An Thái không nằm ngoài những biến đổi để thích ứng, thích nghi với sự phát triển của xã hội.