Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Đặc sắc trích đoạn tái hiện lễ cưới của dân tộc Pà Thẻn (Hà Giang)

Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người tổ chức tại Lai Châu là dịp để các đồng bào giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước những lễ hội và tín ngưỡng văn hóa đắc sắc, độc đáo của dân tộc mình. Trong đó, trích đoạn “Lễ cưới dân tộc Pà Thẻn” xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã thu hút được sự quan tâm, khám phá của đông đảo nhân dân và du khách có mặt tại không gian Quảng trường nhân dân tỉnh Lai Châu.

Lễ cưới của dân tộc Pà Thẻn xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang có từ lâu đời. Theo truyền thống xưa, khi trai gái Pà Thẻn tìm hiểu nhau lúc gặp mặt họ phải xin phép gia đình cho phép mới được tìm hiểu tại gia đình. Gia đình sẽ chuẩn bị cho một chiếc ghế dài và củi để đốt cho trai gái tìm hiểu, sau bữa tối gia đình đi ngủ nhường lại bếp lửa cho thanh niên, sau một thời gian tìm hiểu, nếu hợp nhau họ sẽ thông báo cho gia đình tổ chức. Khi ăn hỏi, hai gia đình phải trải qua ba hoặc bốn lần gặp mặt rồi mới đến kết hôn. Lễ cưới được 2 bên gia đình tổ chức long trọng với sự chúc phúc của gia đình và bà con trong làng.

Khi đi đón dâu, đoàn nhà trai gồm: đi đầu là quan làng, tiếp sau quan làng là phó quan làng, đến trưởng đoàn nhà trai, chú rể, 2 phù rể và các thành viên trong đoàn đi đón dâu. Lễ vật đón dâu gồm có đồng bạc và những sản phẩm từ địa phương như gạo nếp, chè, xôi, bánh dày...

Khi đến nhà gái, ông quan làng làm thủ tục xin phép được vào nhà, lúc đó nhà gái đã cửa đóng then cài, ông quan làng nói lý: “Quan làng tôi đến ngoài quan làng cửa, tôi đến nói lý nếu hợp duyên, hợp số thì xin nhà gái mở cửa để cùng đoàn đón dâu được vào nhà”. Ông quan làng dùng đòn gánh đẩy cửa để ra tín hiệu gia đình nhà trai đã đến trước cửa nhà. Sau đó, đại diện bên nhà gái ra mở cửa và mời quan làng vào nhà, bên nhà gái đón nhận lễ vật để dâng lên tổ tiên, bên nhà ngoại mời quan làng ngồi và rót nước mời họ. Tiếp đó, quan làng trao lễ vật cho nhà ngoại, lễ vật gồm 10 đồng bạc với ý nghĩa gia đình xin đón được cô dâu hiếu thảo, giỏi giang về làm dâu con nhà trai. Lúc này nhà ngoại đã nhận đủ lễ vật. Ông ngoại cảm ơn quan làng, quan làng và ông ngoại cùng chúc mừng hạnh phúc cho cô dâu và chú rể.

Sau khi nhận đủ lễ vật thì nhà gái lúc này mới đồng ý cho phép trưởng đoàn đón dâu và con rể vào nhà. Khi đoàn đón dâu đến trước cửa nhà thì cho đoàn làm lễ cúi lạy. Lạy 4 cái lạy đầu tiên tượng trưng cho 4 phương trời (4 góc tượng trưng cho 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc với ý nghĩa cầu mong may mắn, bình an cho gia đình nhà trai và gia đình nhà gái).

ca xèng

Đoàn đón dâu làm lễ cúi lạy trước cửa nhà gái

Theo phong tục tập quán rất đặc trưng của dân tộc Pà Thẻn, khác với các dân tộc khác, khi nhà gái đã đồng ý, quan làng xin phép bên nhà gái ra cổng trước, sau đó, trưởng đoàn đứng lên xin phép nhà gái được đón cô dâu về và cảm ơn sự đón tiếp rất nhiệt tình và chu đáo của gia đình nhà gái đã dành cho nhà trai. Một điều rất đặc biệt, khi các thủ tục xin đón dâu đã xong, chú rể phải ra ngoài cổng chờ mà không được đón cô dâu từ trong nhà. 2 phù dâu sẽ kéo cô dâu từ trong buồng ngủ của bố mẹ và đưa về nhà trai.

Khi đón cô dâu đến nhà trai, thành phần đón đoàn gồm ông nội và anh em họ hàng. Đại diện gia đình nhà trai ra ngoài cổng đón con dâu và mời đoàn đón đưa dâu vào nhà. Sau khi hai gia đình gặp nhau tay bắt mặt mừng, phấn khởi, quan làng báo cáo với gia đình nhà trai rằng, mặc dù đường xa vất vả khó đi nhưng đoàn đã đón được cô dâu về nhà an toàn.

Tiếp theo quan làng làm lễ cúng tổ tiên, thần Thổ công, Thổ địa bên nhà gái và xin dâu quan làng bắt đầu bài cúng: “Hỡi tổ tiên dòng họ, hỡi thần công thổ địa, hôm nay là ngày lành tháng tốt. Đoàn đã đón được con gái về làm dâu. Mời tổ tiên, thần công thổ địa về chứng kiến và ban phước lành, phù hộ cho gia đình có sức khỏe và hai cháu hạnh phúc trăm năm, sống bên nhau trọn đời. Cầu mong tổ tiên hãy che chở và phù hộ cho cô dâu và chú rể có trai có gái, có nếp có tẻ…”.

Đối với quan niệm của đồng bào dân tộc Pà Thẻn, chiếc ô dùng để che nắng, che mưa, che chở cho mọi người và mang lại nhiều may mắn. Vì vậy, ông quan làng dùng chiếc ô trong lễ đón dâu để mong muốn mọi việc được thuận lợi.

Theo quy trình, bác ngoại rót 2 chén trà tượng trưng cho việc trao cô dâu và sau đó trao dâu cho trưởng đoàn, trưởng đoàn trao dâu cho quan làng. Lúc này, quan làng nói: “Tôi đã đón được cô dâu về đến nhà. Bây giờ xin được trao lại cô dâu hiếu thảo cho ông bà nội. Chúc 2 cháu hạnh phúc bền lâu”. Ông nội cảm ơn quan làng, cảm ơn anh em họ hàng và nhận chén trà như là lời nhận cô dâu của gia đình nhà trai.

ca xèng

Lễ cưới của người Pà Thẻn mang đâm nét văn hóa của cư dân sinh sống nơi địa đầu Tổ quốc Hà Giang

Trưởng đoàn nhà trai mời cô dâu, chú rể ra rót trà mời nội ngoại 2 bên. Sau đó quan làng dặn dò cô dâu và chú rể: “Sau 1 quá trình 2 cháu tự tìm hiểu và tự nguyện đến với nhau không mẹ bắt ép, anh em họ hàng giới thiệu cho. Khi cung sống với nhau thì 2 cháu phải yêu thương, giúp đỡ nhau, dù cho khó khăn, hoạn nạn cũng không được làm điều xấu, điều ác, chung thủy 1 vợ 1 chồng”.

Tiếp theo, phù dâu đưa cô dâu vào buồng và bỏ khăn che mặt. Sau khi bỏ khăn che mặt cô dâu mới được ra ngoài nhà. Kế đó, chú rể và cô dâu lấy chậu nước và mời quan làng là người đại diện cho họ hàng rửa tay. Theo quan niệm của dân tộc Pà Thẻn, chậu nước được sử dụng trong đám cưới thể hiện lòng thành kính và lời cảm ơn của đôi vợ chồng trẻ đối với quan làng. Quan làng rửa tay và thả vào chậu nước 2 đồng để ban lộc cho đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc trăm năm.

ca xèng

Theo quan niệm của dân tộc Pà Thẻn, chậu nước được sử dụng trong đám cưới thế hiện lòng thành kính và lời cảm ơn của đôi vợ chồng trẻ đối với quan làng

Sau khi mọi nghi lễ đã xong, mọi người cùng nhau uống trà, nước và dùng những lời ca tiếng hát của mình để chúc mừng hạnh phúc cho cô dâu và chú rể.

Lễ cưới của dân tộc Pà Thẻn là nét văn hóa đặc sắc, cần được bảo tồn và phát huy cho muôn đời sau. Những nét đẹp truyền thống này vẫn đang được gìn giữ khá nguyên bản trong cộng đồng dân tộc Pà Thẻn tại Hà Giang. Đồng thời, một số nghi thức lạc hậu, tốn kém lãng phí đã dần được thay thế, điều đó góp phần tích cực trong giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Pà Thẻn nói riêng và cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.

Bài, ảnh: NGÔ HUYỀN

 

;