Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

Một số nguồn cổ sử về âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo ở châu thổ Bắc Bộ

Trên nền tảng của âm nhạc truyền thống dân tộc cùng với triết lý, tập quán tu tập của đạo Phật mà nhạc lễ Phật giáo vùng châu thổ Bắc Bộ thể hiện được những điểm độc đáo riêng biệt. Là một bộ phận của nền âm nhạc Việt Nam, âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo không chỉ được ghi nhận trong thực hành nghi lễ ở các địa phương vùng châu thổ Bắc Bộ mà còn được ông cha ta ghi chép, phản ánh một cách rõ nét trong các thư tịch, tư liệu cổ sử khác nhau, chứng minh sự định hình, tồn tại và phát triển của loại hình âm nhạc này trong nhiều thế kỷ qua.

Phó Đức Phương - ngược đến cội nguồn để xuôi về biển lớn

Nhiều người cho rằng, Phó Đức Phương là tác giả của những ca khúc viết về sông nước. Điều đó chẳng sai, bởi trong nhiều sáng tác của ông, sông nước luôn hiện hữu vừa là cái cớ, vừa là điểm tựa để nhạc sĩ thỏa sức thể hiện/ giãi bày những cung bậc tình cảm đa chiều, nhiều sắc.

Tìm hiểu âm nhạc hiphop

Từ những năm 70 của TK XX, hiphop đã xuất hiện và phát triển ở Mỹ, sau đó lan tỏa đến nhiều quốc gia trên thế giới, pha trộn với nhiều yếu tố văn hóa khác nhau, hình thành nên một trào lưu rộng khắp. Đến nay, thể loại âm nhạc này không còn xa lạ với công chúng Việt Nam. Nhiều nhạc sĩ đã mạnh dạn áp dụng các lối sáng tác, đọc rap, pha trộn âm nhạc điện tử, sử dụng thiết bị, nhạc cụ hiện đại để sáng tạo ra những tác phẩm âm nhạc của

Sự thiếu hụt trong đào tạo sản xuất âm nhạc ở Việt Nam

Những năm gần đây, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động lớn tới mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có sản xuất âm nhạc. Ở Việt Nam, các cơ sở đào tạo hiện nay chủ yếu tập trung đào tạo nguồn nhân lực biểu diễn nghệ thuật trực tiếp mà chưa chú trọng đến đào tạo các ngành quản lý, sản xuất âm nhạc cũng như các ngành đạo diễn khác trong công nghiệp âm nhạc. Sự thiếu hụt này sẽ làm cho các sản phẩm âm nhạc từ thu thanh cho đến biểu diễn không đạt được chất lượng tốt nhất. Vì vậy, chúng ta cần tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực, xây dựng chương trình đào tạo, mở mã ngành mới, giải quyết vấn đề về đào tạo sản xuất âm nhạc trong các cơ sở đào tạo ở Việt Nam hiện nay.

Âm nhạc dân gian người Khmer ở Nam Bộ

Âm nhạc dân gian người Khmer ở Nam Bộ mang những đặc trưng của âm nhạc các dân tộc trong nước, thể hiện qua chất liệu chế tác nhạc khí, nhạc khí đồng dạng thuộc các họ: dây, hơi, thân vang, màng rung và sự đa dạng trong thang âm - điệu thức. Bài viết đề cập đến đề tài, nội dung âm nhạc Khmer; việc kế thừa, phát huy các giá trị đặc trưng của âm nhạc Khmer vào đời sống xã hội.

Bộ Gong Pêh của người Mnông ở hồ Lắk, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk

Người Mnông là một trong những dân tộc ít người sống chủ yếu vùng Tây Nguyên, Việt Nam, thuộc nhóm nhân chủng Indonesian và hệ ngôn ngữ Môn - Khmer. Người Mnông có hệ thống lễ nghi và âm nhạc phục vụ lễ nghi độc đáo, chẳng hạn bộ Gong Pêh hay còn gọi là ching ba (chiêng ba, gồm 3 chiêng lồi). Bộ Gong Pêh mang nhiều ý nghĩa như: vật linh để thờ cúng; biểu trưng cho một thế hệ, dòng tộc; nhạc khí thiêng giúp con người giao tiếp với thế giới thần linh; đại diện cho văn hóa truyền thống của một tộc người.

Nghệ thuật múa trong lễ bỏ mả của người Ba Na Tơ Lô ở huyện Kông Chơ ro, tỉnh Gia Lai

Nghiên cứu nghệ thuật múa, đặc biệt múa trong nghi lễ của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và của dân tộc Ba Na nói riêng là vấn đề khoa học mới mẻ và lý thú. Cho đến nay, kết quả nghiên cứu về múa Tây Nguyên, trong đó có múa Ba Na, mới chỉ là bước đầu. Hai công trình có những tư liệu đề cập đến vấn đề này là Lễ hội bỏ mả bắc Tây Nguyên của Ngô Văn Doanh (1) và Những hình thức múa trong lễ bỏ nhà mồ của người Ba Na của Phạm Hùng Thoan (2), trong đó khắc họa được những đường nét cơ bản của nghệ thuật âm nhạc, điêu khắc và múa bỏ mả của người Ba Na, Gia Rai. Ngoài ra, Dân tộc Ba Na ở Việt Nam (3) của Bùi Minh Đạo có ít dòng nói về nghệ thuật múa Ba Na nhưng còn sơ lược và mang tính nêu vấn đề. Bài viết này bước đầu tìm hiểu về nghệ thuật múa bỏ mả của người Ba Na Tơ Lô, thông qua khảo sát ở huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.